Nấu cháo cá chép cho bà bầu cứ thêm thứ này vào để khử mùi tanh, ngon thơm gấp bội

Cháo cá chép là món ăn vô cùng bổ dưỡng, đặc biệt với trẻ nhỏ và phụ nữ có thai. Hãy làm theo cách sau đây để có mon ăn thơm ngon chuẩn vị.

Cùng tìm hiểu ngay cách nấu cháo cá chép giàu dinh dưỡng cho bà bầu trong bài viết dưới đấy của Bau.vn nhé!

Tác dụng của cháo cá chép đối với bà bầu

Nhiều mẹ thường bổ sung cá chép trong thai kỳ những lại không biết đến giá trị dinh dưỡng thật sự của chúng. Trong cá chép có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho mẹ bầu như phốt pho, vitamin, B1, B2, protein, canxi, sắt… Các chất dinh dưỡng này có công dụng tăng cường sức đề kháng cho mẹ bầu trong xuyên suốt thai kỳ cũng như sau sinh. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng là thời điểm vàng để cho mẹ bổ sung loại thực phẩm này vì không phải lúc nào cơ thể cũng sẵn sàng hấp thụ bổ có trong cá chép.

Thành phần dinh dưỡng có trong cá chép

Trong 100 gram cá chép có:

  • 162 calories.
  • 23g protein.
  • 1g chất béo bão hòa.
  • 84mg cholesterol.
  • Vitamin A, vitamin C.
  • Canxi, sắt.

Thời điểm vàng mẹ bầu nên bổ sung cá chép:

  • 3 tháng đầu thai kỳ.
  • Ăn cá chép vào buổi sáng.
  • Ăn vào giữa 2 bữa chính.
  • Ăn khuya.

Cách nấu cháo cá chép bổ dưỡng, đầy đủ các chất cho bà bầu

Nguyên liệu cần có:

  • Nước mắm, muối.
  • Đường, tiêu xay, dầu ăn.
  • Cá chép: 1 con.
  • Thì là, hành lá.
  • 1/2 bát gạo tẻ.
  • 1 nắm gạo nếp.
  • Hành khô: 1 củ.
  • Gừng: 1 củ.

Cách thực hiện:

Bước 1: Đầu tiên, sau khi mua cá chép về, bạn cần sơ chế cá thật sạch sẽ bằng cách loại bỏ sạch vảy cá, ruột cá. Sau đó, dùng muối chà sát lên bề mặt cá để làm sạch độ nhớt, khử mùi tanh và rửa sạch lại nhiều lần với nước. Thái gừng thành gừng lát mỏng, chú ý gừng đã được cạo sạch vỏ và rửa sạch với nước. Bóc vỏ hành khô sau đó băm nhuyễn. Đối với hành lá thì bạn cần phải rửa sạch với nước muối loãng, sau đó thái nhuyễn phần hành lá.

Bước 2: Bạn hãy trộn gạo tẻ với gạo nếp chung lại với nhau. Sau đó vo sạch và ngâm đến khi gạo nở, mềm. Ngâm gạo như vậy sẽ khiến gạo nhanh chín nhừ hơn.

Bước 3: Tiếp theo, bạn bỏ một vài lát gừng vào nồi nước và đun sôi. Khi nước đã sôi, bỏ phần cá chép vào đợi chín. Vớt cá ra, để nguội và dùng đũa để tách bỏ phần xương cá và phần thịt cá ra riêng.

Bước 4: Dùng cối giã nhuyễn phần xương và đầu cá, cho thêm một chút nước đun sôi để nguội vào, đánh đều tay. Sau đó, dùng rây để lọc lấy phần nước cốt. Đối với phần thịt cá, bạn hãy ướp thịt với gia vị theo công thức: 1 thìa đường, 1 thìa nước mắm, 1 thìa muối, 1 thìa hạt tiêu xay nhuyễn, sau đó trộn đều cho gia vị thấm vào phần thịt.

Bước 5: Đổ dầu ăn vào chảo, bắc chảo lên bếp. Khi dầu sôi, phi thơm hành khô, bỏ phần thịt cá vào chảo xào chín.

Bước 6: Vớt gạo đang ngâm ra, cho vào trong nồi luộc cá. Tiếp theo, cho nước cốt xương cá đã hoàn thành ở bước trên vào nồi. Cho thêm 1 thìa muối, đun trên lửa nhỏ trong khoảng 1 tiếng. Khi cháo nhừ, cho phần thịt cá đã xào vào nồi, đảo đều và ninh thêm khoảng 10 phút là xong.

Bước 7: Cho cháo cá chép ra bát, cho lên trên một chút hành lá cùng với thì là băm nhỏ. Thêm chút hạt tiêu vào để gia tăng hương vị cho món ăn.

Nguồn : bau.vn

  • Không chỉ cá hồi, loại quả dân dã này cũng chứa đầy omega-3, cực tốt cho mẹ bầu

    Không cần tìm đến những món ăn đắt đỏ như cá hồi, mẹ bầu hoàn toàn có thể bổ sung omega-3 – dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển của thai nhi – thông qua một loại quả quen thuộc, dễ tìm, giá cả phải chăng. Loại quả này còn được giới chuyên gia dinh dưỡng mệnh danh là “thuốc bổ tự nhiên” nhờ những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe.
  • Bí quyết giữ dáng và thư giãn tinh thần cho mẹ bầu qua các bài tập đơn giản

    Mang thai là hành trình kỳ diệu nhưng cũng đầy thử thách với cơ thể và tinh thần của người phụ nữ. Để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh, bên cạnh chế độ dinh dưỡng hợp lý, việc vận động nhẹ nhàng và đúng cách đóng vai trò vô cùng quan trọng. Dưới đây là một số bài tập được khuyến nghị giúp mẹ bầu duy trì sức khỏe và cảm thấy thư giãn trong suốt thai kỳ
  • Chỉ cần thay đổi vài thói quen, mẹ bầu đã có thể tránh ốm suốt 9 tháng thai kỳ

    Mang thai là giai đoạn cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi về nội tiết và miễn dịch, khiến họ dễ bị cảm cúm, ho sốt, nhiễm siêu vi hơn bình thường. Làm sao để mẹ bầu vẫn khỏe mạnh suốt thai kỳ, ít ốm vặt mà không cần dùng đến thuốc? Dưới đây là những cách đơn giản, khoa học giúp tăng cường hệ miễn dịch an toàn cho bà bầu, đã được bác sĩ khuyến khích áp dụng.
  • Mẹ bầu thèm ăn suốt ngày: Bình thường hay dấu hiệu bất ổn?

    Trong suốt thai kỳ, nhiều mẹ bầu thường xuyên cảm thấy đói hoặc thèm ăn một cách bất thường — thậm chí chỉ vừa ăn xong vẫn thấy muốn ăn tiếp. Cảm giác này có thể khiến mẹ bối rối, lo lắng không biết cơ thể mình có đang gặp vấn đề gì không, liệu có ảnh hưởng đến thai nhi không. Vậy, hiện tượng thèm ăn liên tục khi mang thai có phải là điều bất thường?
  • Mẹ bầu đái tháo đường nên ăn gì? Gợi ý thực phẩm giàu vi chất, an toàn cho thai kỳ

    Trong thai kỳ, việc kiểm soát đường huyết là vô cùng quan trọng đối với những mẹ bầu mắc đái tháo đường. Bên cạnh việc tuân thủ chỉ định y khoa, chế độ dinh dưỡng hợp lý chính là "chìa khóa vàng" giúp đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, không ít mẹ bầu băn khoăn: ăn gì để vừa kiểm soát đường huyết, vừa bổ sung đủ vi chất thiết yếu cho sự phát triển của em bé?Dưới đây là danh sách những thực phẩm giàu vi chất nhưng vẫn an toàn cho mẹ bầu bị đái tháo đường, được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị.
  • Vì sao mẹ bầu hay mất ngủ? 6 nguyên nhân thường gặp và cách cải thiện tự nhiên

    Mang thai là một hành trình kỳ diệu nhưng cũng đầy thử thách, đặc biệt là với giấc ngủ. Rất nhiều mẹ bầu than phiền về tình trạng mất ngủ, khó ngủ hoặc ngủ chập chờn trong suốt thai kỳ. Giấc ngủ không chất lượng không chỉ khiến mẹ mệt mỏi, cáu gắt mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Dưới đây là 6 nguyên nhân phổ biến gây mất ngủ khi mang thai và những cách khắc phục tự nhiên, an toàn mà mẹ bầu có thể áp dụng ngay tại nhà.