Người bán kẹo đường ở Hàn Quốc hốt bộn tiền nhờ Squid Game

Từ khi bộ phim Squid Game ra mắt vào hồi T9/2021 tạo thành cơn sốt trên mạng xã hội, kẹo đường dalgona trở nên đắt hàng hơn 2.5 lần so với ngày bình thường.

Ra mắt giữa 9/2021, Squid Game (tựa Việt là Trò chơi con mực) nhanh chóng trở thành bộ phim đứng đầu xu hướng toàn thế giới trên nền tảng Netflix suốt nhiều ngày. Bộ phim chứng kiến 456 người chơi tham gia vào loạt thử thách sống còn liên quan đến các trò chơi dân gian Hàn Quốc để giành khoản tiền thưởng lên đến 45,6 tỉ won. Tuy nhiên, nếu thất bại bất kỳ thử thách nào, họ sẽ phải chọn cái chết. Một trong những thử thách gây sốt nhất trong Squid Game là tách chiếc kẹo đường dalgona vừa giòn lại dễ vỡ theo hình dạng được in dấu từ trước chỉ với một chiếc kim.

Bộ phim Squid Game- Trò chơi con mực đang gây sốt mạng xã hội

Thử thách trong phim đã gây sốt ở ngoài đời thực. Minh chứng cho việc này, người bán kẹo đường ở Hàn Quốc- An Yong-hui (37 tuổi) tại một khu đại học ở thủ đô Seoul. Khi tập thứ ba của Squid Game được quay vào 6/2020, anh và các đồng nghiệp của mình đã sử dụng 15kg đường để làm 700 phần kẹo phục vụ quá trình ghi hình.

Kẹo dalgona được “sống” lại nhờ bộ phim Squid Game

Sau khi phim phát sóng và nổi tiếng, An Yong-hui đã không thể về nhà suốt cả tuần liền vì tất bật bán kẹo dalgona cho những người hâm mộ cuồng nhiệt của Squid Game. Đám đông hâm mộ bộ phim đã liên tục xếp hàng trước quầy kẹo của anh từ 11 giờ để mua hàng.

Hiện tại, An Yong-hui bán được hơn 500 chiếc kẹo dalgona mỗi ngày trong khi trước đó anh chỉ bán chưa được 200 cái/ngày. Một phần kẹo có giá 2.000 won (gần 40.000 đồng), tính sơ người bán kẹo có thể bỏ túi khoảng 1 triệu won (gần 20 triệu đồng) mỗi ngày với tình trạng đắt hàng như hiện tại. “Chúng tôi đang nghĩ mình cũng nên đặt một khẩu súng trường ở đây”, An Yong-hui đùa khi nhắc đến hậu quả người chơi trong phim phải gánh chịu nếu không vượt qua thử thách này.

Kẹo đường dalgona vốn là món kẹo phổ biến được bán rất nhiều ở ngoài các trường học Hàn Quốc cho tới đầu những năm 2000 và dần biến mất theo thời gian. An Yong-hui kể loại kẹo này đã tồn tại trong ký ức, văn hóa người Hàn Quốc từ rất lâu. Nhờ cơn sốt của Squid Game, món kẹo này một lần nữa được “sống” lại trong ký ức người Hàn.

Nguồn : bau.vn