Nguồn gốc của hoạt động múa lân ngày Tết và ý nghĩa

Múa lân ngày Tết là một hình thức múa dân gian xuất hiện trong những ngày Tết Nguyên Đán. Tại sao lại có nét đẹp văn hóa này?

Hãy cùng tìm hiểu về múa lân những ngày Tết đến Xuân về có nguồn gốc từ đâu và ý nghĩa ra sao qua thông tin trong bài viết dưới đây của Bau.vn nhé!

Hoạt động múa lân ngày Tết có nguồn gốc từ đâu bạn đã biết chưa?

Trên thực tế, múa lân vào dịp lễ Tết có nguồn gốc từ Trung Hoa. Đây là một hoạt động nghệ thuật đường phố, chúng có mặt trong dịp đặc biệt như khai trương từ rất lâu đời hoặc trong các lễ hội. Xoay quanh nguồn gốc của nghệ thuật múa “Lân – sư – rồng”, mặc dù hoạt động mang bản sắc văn hóa Trung Hoa và có mặt tại Trung Quốc từ thế kỷ thứ ba sau Công nguyên nhưng vẫn có rất nhiều tranh cãi. Theo nhiều nghiên cứu cho rằng, sư tử là loài vật đã tuyệt chủng từ lâu và chúng có nguồn gốc từ Trung Hoa. Chình vì thế, xét trên nhiều phương diện, các học giả cho rằng khởi nguồn của điệu múa lân có nguồn gốc từ Ba Tư, du nhập vào Trung Hoa. Nét văn hoa đặc biệt này được hòa trộn bởi nhiều nền văn và trở nên có mô tả như ngày nay.

Việt Nam có lịch sử 1000 năm Bắc Thuộc, do đó một số nền văn hóa từ Trung Hoa cũng được du nhập vào Việt Nam. Có thể thấy, những điểm nhấn này cũng có sức ảnh hưởng đến toàn Châu Á và một trong số đó chính là bộ môn nghệ thuật đường phố múa lân ngày Tết. Cho đến nay, múa lân vẫn được duy trì trong các dịp lễ của mùa Xuân. Chúng còn trở thành nét văn hóa đặc sắc của người Á Đông nói chung và Việt Nam nói riêng. Đặc biệt, khi du nhập vào nước ta, trải qua quá trình hình thành và phát triển đất nước, hoạt động văn hóa này mang theo nét văn hóa đặc trưng của từng vùng miền, bao gồm: tạo hình, hình thức múa và âm nhạc biểu diễn.

Múa lân có ý nghĩa gì?

Lân một trong tứ linh bao gồm “Long, Lân, Quy, Phụng” theo quan niệm trong văn hóa phương Đông. Biểu tượng Lân tượng trưng cho sức mạnh siêu nhiên, có tác dụng xua đuổi tà khí, đem lại may mắn và an vui. Người phương Đông quan niệm rằng, khi Lân vào nhà thì tà khí sẽ bị đuổi đi và gia chủ sẽ được bình an. Đây cũng chính là ý nghĩa của phong tục múa Lân trong ngày Tết, đồng thời cầu mong sự an lành và niềm vui trong năm mới. Bên cạnh tạo hình Lân trong nghệ thuật múa lân, còn có sự xuất hiện ông Địa luôn bên cạnh. Với tạo hình khuôn mặt cười vui vẻ, bụng to khiến ông Địa trở thành đại diện của Đất trong tín ngưỡng Phật giáo. Sự xuất hiện này còn để gọi Lân về và mang điềm lành đến. Hình tượng ông Địa luôn xuất hiện trước đầu lân với ngụ ý mở đường và dẫn đường cho lân. Đồng thời tạo hình vui vẻ mang lại không khí lễ hội.

Tại đất nước ta, múa lân thường xuất hiện trong ngày Tết với phần âm nhạc sôi nổi vừa thể hiện sự tưng bừng của dịp Tết Âm lịch. Điều này vừa để cầu mong một năm mới tốt lành, đồng thời xua đi những điều không may mắn của năm cũ. Trong hoạt động này, mọi người đều có thể đón chào những khởi đầu cho năm mới hạnh phúc phát bình an, phát tài, phát lộc. Mỗi khi nghe thất tiếng trống thùng thình được cất lên rộn rã khắp nơi trên đường phố, mọi người thường sẽ nghĩ ngay tới điệu múa lân. Đây được coi như một điều may mắn, phấn khởi cho tất cả mọi người. Đặc biệt hơn dịp lễ Tết, giữa rất nhiều những hoạt động văn hóa giải trí thì múa Lân vẫn luôn là một hoạt động thu hút. Không những vậy, đây còn được coi là một nét văn hóa ẩn chứa giá trị về mặt văn hóa, nghệ thuật cũng như tín ngưỡng ở Việt Nam.

Với ý nghĩa văn hóa đặc sắc như ở Việt Nam, mỗi công dân đều có quyền tin tưởng rằng nét đẹp văn hóa múa lân ngày Tết sẽ còn được duy trì theo thời gian. Cùng với đó là sự phát triển của xã hội Việt Nam nói riêng và các nước Châu Á còn đón Tết Nguyên Đán nói chung.

Nguồn : bau.vn

  • Tại sao tốc độ yêu của đàn ông nhanh hơn phụ nữ ?

    Trước đây, người ta thường tin rằng phụ nữ yêu nhanh hơn vì phụ nữ được cho là giàu cảm xúc hơn nam giới. Do đó, người ta suy luận rằng họ có khả năng yêu nhanh hơn so với cánh mày râu. Tuy nhiên, những nghiên cứu được thực hiện cho thấy, phỏng đoán này là sai.
  • Chọn Nước Hoa Cũng Là Một Nghệ Thuật!

    Nước hoa không chỉ là mùi hương, mà còn là dấu ấn cá nhân giúp bạn trở nên thu hút và đẳng cấp hơn. Nhưng giữa hàng ngàn chai nước hoa trên thị trường, làm sao để chọn được một mùi hương thực sự sang - xịn - mịn? Dưới đây là 5 bí quyết giúp bạn tìm ra “chân ái” của mình!
  • Tại sao giới trẻ vẫn "đổ xô" đi cà phê dù mức lương chỉ 5-10 triệu ?

    Trong khi nhiều người than thở về mức lương thấp, không đủ chi tiêu, thì giới trẻ – đặc biệt là Gen Z – vẫn đổ xô đi cà phê mỗi tuần, thậm chí mỗi ngày. Vậy động lực nào khiến họ sẵn sàng chi tiền cho một ly cà phê giá 50.000 - 100.000 đồng dù thu nhập không cao?
  • Thưởng trà không thể thiếu những món ăn này

    Thưởng trà không chỉ là một nghệ thuật mà còn là một trải nghiệm ẩm thực tinh tế. Để tăng thêm phần trọn vẹn khi uống trà, không thể thiếu những món ăn nhẹ phù hợp. Dưới đây là những món ăn kết hợp hoàn hảo với trà, giúp nâng tầm hương vị:
  • Món quýt nướng – Hương vị mới lạ từ bộ phim "khi cuộc đời cho bạn quả quýt"

    Món quýt nướng xuất hiện trong bộ phim Khi cuộc đời cho bạn quả quýt đang trở thành trào lưu ẩm thực gây sốt trên mạng xã hội. Không chỉ có hương vị thơm ngon, quýt nướng còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, đặc biệt trong việc trị ho và chống cảm lạnh – một bài thuốc dân gian quen thuộc với người Việt.
  • Thủ tướng Singapore sử dụng ca khúc "Bắc Bling" của Hòa Minzy và "See Tình" của Hoàng Thùy Linh khiến cư dân mạng vô cùng thích thú

    Thủ tướng Singapore Lawrence Wong đã gây ấn tượng mạnh với cộng đồng mạng Việt Nam khi sử dụng ca khúc "Bắc Bling" của Hòa Minzy và "See Tình" của Hoàng Thùy Linh làm nhạc nền cho các video vlog ghi lại trải nghiệm của ông tại Việt Nam. Hành động này không chỉ thể hiện sự trẻ trung và gần gũi của Thủ tướng Wong mà còn góp phần quảng bá âm nhạc Việt Nam đến bạn bè quốc tế.