Nguy hiểm khi rã đông sữa mẹ sai cách!

Hút và trữa sữa là thói quen hàng ngày của các bà mẹ sau sinh, đây công việc đòi hỏi tính an toàn tuyệt đối. Nhưng không phải mẹ bỉm sữa nào cũng nắm rõ, nhất là quy trình dã đông sữa mẹ.

Những tác hại do sai cách rã đông sữa mẹ

Trước hết, rã đông sữa mẹ sai cách làm mất các chất dinh dưỡng tối ưu chỉ có trong sữa mẹ. Các cấu trúc sữa bị bẻ vỡ, giá trị dinh dưỡng trong sữa mẹ suy giảm trầm trọng. Không những thế, sai cách rã đông sữa mẹ còn gây hại cho hệ tiêu hóa của con.

Có nhiều mẹ rã đông sữa bằng cách để ra ngoài nhiệt độ phòng bình thường cho sữa nguội hoặc tan ra. Đây là cách nhanh nhất để vi khuẩn từ môi trường xung quanh xâm nhập vào sữa mẹ. Nếu con bú sữa bằng cách rã đông này, dạ dày non nớt của con sẽ bị tổn thương.

Một số mẹ khác lại thường rã đông bằng lò vi sóng, bếp đun hoặc có nhiệt độ quá cao. Cách rã đông sữa mẹ này sẽ khiến cho sữa bị phá vỡ các thành phần dinh dưỡng. Chưa kể, sữa bị rã đông và đun quá nóng còn dễ khiến cho trẻ bị bỏng.

Trữ đông sữa mẹ

Những sai lầm mẹ hay mắc phải khi rã đông sữa và tác hại đến con

– Bỏ trực tiếp sữa từ tủ đá vào nước ấm để rã đông cho nhanh: Việc này làm mất hết các chất có trong sữa do sự thay đổi nhiệt độ quá đột ngột.

– Rã đông sữa mẹ trong nước quá nóng để sữa nhanh ấm: Không chỉ làm mất các chất dinh dưỡng mà còn khiến trẻ bị bỏng vì sữa quá nóng.

– Rã đông sữa mẹ trong lò vi sóng: Lò vi sóng có thể điều chỉnh được nhiệt độ cho phù hợp, nhưng lại không làm ấm đều sữa dẫn đến chỗ nóng chỗ lạnh sẽ nguy hiểm cho bé khi bú sữa.

– Rã đông rất nhiều sữa cùng một lúc, trẻ dùng không hết lại bỏ vào tủ lạnh: Sữa mẹ đã rã đông chỉ dùng được một lần, nếu không dùng hết mẹ phải đổ bỏ vì chất dinh dưỡng không còn nữa.

– Rã đông sữa mới, sau đó trộn chung với sữa cũ: Có thể khiến trẻ bị đi ngoài, lại không nhận được nhiều chất dinh dưỡng có trong sữa.

Nguy hiểm khi rã đông sữa mẹ sai cách!

Hướng dẫn cách rã đông sữa mẹ đúng

1. Rã đông với sữa trữ trong ngăn đá

Sữa bảo quản trong ngăn đá có thể đạt hạn sử dụng lên tới 4 tháng. Khi trữ sữa, mẹ phải ghi ngày tháng lên túi hoặc bình sữa để biết hạn sử dụng của từng túi/hộp. Tốt nhất nên trữ từng lượng nhỏ vừa đủ với cữ bú của bé để tiện rã đông.

Rã đông sữa mẹ đúng cách với sữa được bảo quản trong tủ đá là bỏ túi sữa xuống ngăn mát từ hôm trước rồi để qua đêm cho sữa tan đá. Khi sữa đã tan đá hoàn toàn, mẹ dùng tay lắc nhẹ cho lớp sữa béo và lớp sữa trong hòa vào với nhau.

Tiếp đó, mẹ ngâm túi sữa vào nước ấm 40 độ C, không được để nhiệt độ cao hơn. Nếu có máy hâm sữa thì càng tốt. Đến khi thấy sữa ấm đều thì cho bé bú.

2. Rã đông với sữa trong ngăn mát

Sữa mẹ bảo quản trong ngăn mát chỉ có hạn sử dụng 48 giờ đồng hồ, qua thời gian này, tuyệt đối không hâm nóng lại cho bé bú.

Rã đông sữa mẹ đúng cách trong trường hợp này đơn giản hơn nhiều so với sữa được bảo quản trong ngăn đá. Mẹ chỉ cần mang túi sữa ngâm vào nước ấm 40 độ C đến khi sữa ấm đều là bé có thể sử dụng được rồi.

Nguồn : bau.vn

  • Mẹ bầu nên ăn gì để không bị tăng cân quá mức mà con vẫn phát triển toàn diện

    Rất nhiều mẹ bầu lo lắng về việc tăng cân quá nhiều nhưng con vẫn thiếu cân. Để thai nhi phát triển khỏe mạnh mà mẹ không bị tăng cân quá mức, cần có một chế độ ăn uống đủ chất, đúng cách. Dưới đây là những nguyên tắc và thực phẩm giúp vào con mà không vào mẹ!
  • Một số mẹo chữa bệnh trĩ cho phụ nữ sau sinh dễ thực hiện tại nhà

    Bệnh trĩ sau sinh gây ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý cũng như sức khoẻ của người mẹ. Lúc này điều trị nội khoa là phương pháp hữu hiệu nhất đối với mẹ cho con bú.
  • Ứ mật thai kỳ là gì? Những vấn đề xoay quanh ứ mật thai kỳ

    Ứ mật thai kỳ hay còn gọi là cholestesis là một hội chứng xảy ra ở phụ nữ mang thai. Khi đó gan không thể bài tiết mật, gây ngứa dữ dội.
  • Mẹ bầu nên ăn gì để bổ sung canxi cho cơ thể suốt thai kỳ

    Khi mang thai, mẹ bầu cần bổ sung rất nhiều dưỡng chất cho cơ thể, trong số đó canxi là dưỡng chất bắt buộc. Vậy mẹ bầu nên ăn gì để bổ sung canxi?
  • Mẹ bầu nên làm gì để chuyển dạ dễ dàng hơn ?

    Chuyển dạ là một trong những giai đoạn quan trọng và thử thách nhất trong hành trình mang thai của người phụ nữ. Đối với nhiều mẹ bầu, cảm giác hồi hộp, lo lắng và thậm chí là sợ hãi trước “giờ G” là điều hoàn toàn dễ hiểu. Tuy nhiên, nếu được chuẩn bị kỹ càng từ thể chất đến tinh thần, mẹ hoàn toàn có thể vượt qua giai đoạn này một cách nhẹ nhàng, chủ động và an toàn hơn.Dưới đây là những lời khuyên hữu ích và thiết thực giúp mẹ bầu có một cuộc chuyển dạ thuận lợi, giảm đau và tăng cơ hội sinh thường thành công.
  • Chế độ ăn dành cho mẹ bầu bị đa ối-Ăn làm sao cho mẹ khỏe,con an toàn ?

    Mang thai là hành trình kỳ diệu, nhưng đôi khi cũng không tránh khỏi những “bất thường” cần mẹ quan tâm hơn một chút – như tình trạng đa ối. Nếu bác sĩ chẩn đoán bạn bị đa ối, đừng hoang mang. Ngoài việc theo dõi sát sao y tế, mẹ hoàn toàn có thể kiểm soát lượng nước ối phần nào qua chế độ ăn uống khoa học và hợp lý.