Nguyên nhân khiến trẻ đái dầm và các cách giúp trẻ khắc phục

Trẻ đái dầm là khi em bé đi tiểu lúc ngủ mà không hề hay biết, thường gặp nhất ở những trẻ nhỏ hơn 5 tuổi. Đái dầm thường tự hết khi em bé được 6 tuổi, nhưng nếu không thì mẹ nên có những biện pháp cho bé.

Có những lúc bố mẹ cảm thấy thật bực bội khi cứ phải thay ga giường, chiếu gối liên tục vì đêm qua trẻ đái dầm. Nhưng thật ra đái dầm là tình trạng em bé đi tiểu mà không hề hay biết khi đang ngủ. Nhiều trẻ đã cố gắng tự “kiềm chế” mình vì bị bố mẹ la bằng cách đi vệ sinh thật nhiều trước khi đi ngủ, vậy nhưng bé vẫn bị đái dầm khi ngủ, làm thế nào để bé đỡ hơn?

Hầu hết mọi em bé đều tự hết đái dầm khi từ 5 đến 6 tuổi. Đái dầm thường gặp nhiều ở trẻ nam nhiều hơn, đặc biệt là với những trẻ ngủ sâu.

Nguyên nhân nào khiến em bé đái dầm?

Đái dầm thường xảy ra khi em bé đi vào giấc ngủ sâu – bàng quang đã đầy nước tiểu nhưng em bé vẫn không thức giấc. Một vài em bé có bàng quang nhỏ hơn, nhưng thận liên tục sản xuất nước tiểu suốt đêm. Táo bón cũng có thể khiến trẻ đái dầm vì những quai ruột liên tục đè lên trên bàng quang.

Nếu em bé hay đái dầm, hoặc mẹ chưa từng được hơn 6 tháng mà ngủ dậy thấy giường chiếu sạch sẽ, thật ra tình trạng này không phải là một bất thường đối với em bé. Đái dầm không phải là bệnh, tâm lý hay rối loạn cảm xúc, hành vi ở trẻ em gì cả.

Khi nào em bé hết đái dầm mỗi đêm?

Hầu hết em bé đều tự hết đái dầm khi lớn lên. Có 15% trẻ 5 tuổi đái dầm mỗi tối. Trong khi đó, chỉ có khoảng 6% đến 8% trẻ 8 tuổi đái dầm buổi tối. Khi không điều trị, chỉ có khoảng 2% trẻ vẫn đái dầm cho đến 15 tuổi hoặc lớn hơn.

Đái dầm có cần điều trị hay không?

Thông thường trẻ đái dầm không cần điều trị. Vấn đề quan trọng cần đặt ra nhất là việc đái dầm có ảnh hưởng đến em bé hay không? Nếu em bé không cảm thấy buồn hay xấu hổ vì đái dầm, lúc này mẹ không cần phải cho em bé điều trị. Hầu hết tất cả những em bé đều tự hết đái dầm khi lớn lên.

Ngay cả khi mẹ đưa em bé đi gặp bác sĩ, để bé lớn lên sẽ tự hết đái dầm, điều quan trọng nhất mà mẹ cần làm là đừng trách móc hay la mắng em bé. Hãy cho bé biết rằng trẻ đái dầm không phải là hành vi xấu hay thể hiện sự lười biếng. Đừng bao giờ trách phạt em bé vì đái dầm. Đó không phải là lỗi của em bé. Thái độ và cách xử lý của mẹ, đồng thời tỏ ra luôn ủng hộ bé là vô cùng quan trọng đối với trẻ.

Mẹ có thể làm gì để giúp bé?

Mẹ có thể làm một số cách để giúp con khắc phục tình trạng đái dầm như:

– Hãy đảm bảo rằng em bé không uống quá nhiều nước trước khi đi ngủ.

– Tránh uống nước có caffeine vì caffeine kích thích và làm căng bàng quang, có tác dụng lợi tiểu.

– Khuyến khích em bé đi vệ sinh trước khi đi ngủ.

– Hãy đảm bảo rằng em bé có thể dễ dàng đi vệ sinh vào ban đêm. Chẳng hạn như luôn bật đèn nhà vệ sinh sáng vào ban đêm, hoặc sẵn sàng đi cùng bé (nhiều trẻ sợ ban đêm phải đi một mình trong đêm tối)

– Đặt một tấm khăn lớn dưới nơi bé ngủ, vừa giúp hấp thu nước tiểu, vừa giúp giữ chăn ga giường sạch sẽ.

– Đừng đánh thức em bé dậy đi tiểu, vì hành động này không giúp ngăn ngừa đái dầm mà còn làm gián đoạn giấc ngủ của em bé.

– Khi em bé đái dầm, hôm sau hãy tắm rửa cho bé sạch sẽ để tránh mùi hôi.

Nguồn : bau.vn