Bệnh nứt kẽ hậu môn ở trẻ em
Trẻ nhỏ vốn có sức đề kháng kém nên rất dễ bị mắc các bệnh lý liên quan đến hô hấp hay tiêu hóa, hậu môn trực tràng. Nhiều người nghĩ rằng bệnh nứt kẽ hậu môn chỉ có thể gặp ở người lớn nhưng trẻ em hoàn toàn vẫn có nguy cơ bị bệnh thậm chí có rất nhiều trẻ nhỏ dưới một tuổi.
Thông thường nguyên nhân gây ra nứt kẽ hậu môn ở trẻ nhỏ là do trẻ đại tiện thường xuyên rặn mạnh. Trẻ lười ăn rau xanh dẫn đến thiếu hụt chất xơ gây ra táo bón kéo dài hoặc do thói quen vệ sinh hậu môn không sạch sẽ nhất là sau khi đại tiện.
Dưới đây là một số cách để phát hiện sớm bệnh để cha mẹ có thể chủ động.
- Khi đại tiện trẻ thường quấy khóc nguyên nhân là do trẻ bị đau rát vùng hậu môn.
- Quan sát phân của trẻ sẽ thấy phân có thể dính máu. Máu cũng có thể dính trong tã, bỉm hoặc trên giấy vệ sinh.
- Khu vực hậu môn bị rách do trẻ táo bón khi đại tiện nên rặn mạnh khiến hậu môn bị nứt rách.
- Vùng da xung quanh hậu môn sưng tấy và nóng đỏ.
- Một vài trẻ có biểu hiện sốt nhẹ, người mệt mỏi, uể oải không có hứng thú vui chơi, vận động như những trẻ khác.
Điều trị nứt kẽ hậu môn ở trẻ em như thế nào?
Có khá nhiều phương pháp điều trị bệnh nứt kẽ hậu môn ở trẻ em. Cần phải căn cứ vào tình trạng bệnh của trẻ thì mới đưa ra phương pháp điều trị cụ thể được.
Mức độ nhẹ
Bố mẹ có thể sử dụng thuốc để cho trẻ uống hoặc bôi hậu môn. Ngoài ra có thể kết hợp sử dụng thêm men tiêu hóa để phân được mềm hơn, giúp đại tiện dễ dàng, giảm các cơn đau và giúp các tổn thương ở hậu môn nhanh lành.
Tuy nhiên cha mẹ không được tự ý mua thuốc về điều trị cho con mà không tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa. Phụ huynh nên đưa trẻ đến những cơ sở y tế uy tín chuyên khoa để được thăm khám cụ thể và đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả.
Mức độ nặng
Nếu trẻ bị nứt kẽ hậu môn mức độ nặng, vết nứt dài và ăn sâu vào hậu môn thì cần thiết phải can thiệp bằng phẫu thuật để loại bỏ các vết nứt. Các bác sĩ sẽ tiến hành gây tê cho trẻ và thực hiện phẫu thuật hậu môn nhằm loại bỏ hết các đường rò xung quanh hậu môn, tái tạo lại các tế bào bị tổn thương và giúp làm lành nhanh chóng khu vực phẫu thuật.
Bên cạnh đó phụ huynh cũng cần quan tâm đến chế độ dinh dưỡng cho trẻ, hướng dẫn trẻ ăn uống khoa học như ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi, uống nhiều nước. Tập thói quen đại tiện đúng giờ, khuyến khích trẻ luyện tập thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe. Vệ sinh khu vực hậu môn thật sạch sẽ sau mỗi lần đại tiện.
Nguồn : sức khỏe cộng đồng
http://suckhoe24h.suckhoecongdongonline.vn/nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri-nut-ke-hau-mon-o-tre-a186087.html