Bệnh sài ở trẻ là gì?
Sài không phải tên gọi của 1 bệnh mà là tên gọi các Chứng ( triệu chứng của các bệnh khác nhau ). Trong các Y Văn rất ít thấy nói đến chứng Sài, nhưng thực tế nó lại được sử dụng rộng rãi, phổ thông trong nhân dân. Chứng Sài thường dùng để gọi những triệu chứng bất thường của trẻ nhỏ từ sơ sinh đến 2-3 tuổi, cũng có khi là chứng của 1 bệnh lạ, hoặc bệnh nặng, bệnh nguy hiểm…
Biểu hiện của trẻ bị sài, trẻ sơ sinh bị sài đá, trẻ sơ sinh bị sài kê
Khi mắc sài, trẻ thường có một số biểu hiện sau:
- Trẻ biếng ăn
- Trẻ còi cọc, chậm lớn
- Có thể có sốt nhẹ
- Trẻ ngủ không ngon giấc, và hay giật mình
- Sức khỏe yếu lâu ngày dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.
- Trở mình liên tục
- Hay quấy khóc
- Mê mệt thậm chí dẫn tới mê sảng và co giật.
Thông thường bé quấy khóc vào ban đêm, bàn tay nắm chặt, ngón tay cái nắm vào bên trong, các ngón tay còn lại nắm bên ngoài
Biểu hiện trẻ bị sài chéo
Với những trẻ mắc bệnh sài chéo nặng có biểu hiện:
- Hai chân trẻ thường co lại bắt chéo vào nhau
- Chân co quắp không thể gỡ ra được.
Nếu trẻ bị sài chéo không được chữa kịp thời, có thể dễ dẫn đến các biến chứng cực nguy hiểm như tâm thần, bại não, động kinh, trí tuệ kém phát triển, suy dinh dưỡng, còi xương và nhiều biến chứng nguy hiểm khác.
Hai chân trẻ thường co lại bắt chéo vào nhau
Nguyên nhân gây bệnh sài ở trẻ em
Trẻ bị bệnh sài thường do các nguyên nhân sau:
- Hệ thống miễn dịch cũng như khả năng đề kháng bệnh tật của trẻ còn rất yếu
- Do các cơ quan trong cơ thể trẻ chưa hoàn thiện: Sau khi rời khỏi bụng mẹ, trẻ nhỏ mới bắt đầu thở bằng phổi, hệ tiêu hóa và hệ tuần hoàn cũng mới bắt đầu làm việc và dần dần hoàn thiện. Hệ thần kinh, xương, da, cơ, và một số bộ phận khác của cơ quan hô hấp vẫn còn chưa hoàn chỉnh.
- Nguyên nhân gây bệnh sài do bé mới ra khỏi bụng mẹ nên chưa thích nghi được với môi trường mới
- Do đặc điểm sinh lý của trẻ vô cùng phức tạp, thay đổi nhanh chóng theo từng tuần, từng tháng.
- Do trẻ chưa biết nói hoặc nói không rõ, không thể diễn đạt được tình trạng của bệnh, cũng là nguyên nhân gây bệnh sài, khiến bệnh ngày một nặng hơn mà không được chữa trị đúng hướng.
Chính vì các mẹ cần phải thường xuyên theo dõi cẩn thận, tỷ mỷ các biểu hiện của trẻ hàng ngày để phát hiện ra các chứng bệnh bất thường, có hướng điều trị kịp thời, hiệu quả nhất.
Nguồn : Sức khỏe cộng đồng
http://suckhoe24h.suckhoecongdongonline.vn/nguyen-nhan-va-dau-hieu-cua-tre-so-sinh-bi-benh-sai-a182792.html