Nhiễm trùng rốn ở trẻ sơ sinh: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị

Nhiễm trùng rốn ở trẻ sơ sinh không phải là vấn đề thường gặp ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, bệnh gây ra nhiều ảnh hưởng không có tốt cho sức khỏe.
  1. Tình trạng trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng rốn hiện nay đã phần nào được khắc phục bởi các vấn đề về nơi sinh, kỹ thuật và cách chăm sóc. Vậy để tìm hiểu về vấn đề này, hãy cùng đọc bài viết ngay sau đây của Bau.vn mẹ nhé!

Nhiễm trùng rốn là gì?

Nhiễm trùng rốn là nhiễm trùng cuống rốn sau khi sinh, có thể khu trú hoặc lan rộng, không còn ranh giới bình thường giữa da và niêm mạc rốn chỗ thắt hẹp và vùng sung huyết sẽ lan rộng ra thành bụng kèm phù nề, rỉ dịch hôi, đôi khi có mủ.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhiễm trùng rốn ở trẻ sơ sinh

Nguyên nhân chính gây nhiễm khuẩn nhiễm trùng rốn là do các mẹ không vệ sinh cuốn rốn cho bé hàng ngày và thay băng rốn cho bé. Vì rốn là cửa ngõ để vi khuẩn xâm nhập cơ thể trẻ và như vậy rốn bị nhiễm khuẩn. Ngoài ra vẫn còn tồn tại một số nguyên nhân khác như:

  • Một số trường hợp mẹ sinh tại nhà, sử dụng dụng cụ cắt rốn trẻ không được vô trùng.
  • Sử dụng một số cách dân gian như bôi hoặc đắp đắp lá, rắc phấn rôm hay dùng các chất lạ lên rốn trẻ sơ sinh.
  •  Hoặc do cha mẹ thiếu kiến thức trong quá trình chăm sóc bé.

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị nhiễm trùng rốn

Rốn thường rụng muộn, ướt, có mùi hôi. Giai đoạn đầu chưa có mủ, sưng tấy toàn thân, bụng chướng, rối loạn tiêu hóa. Ngay tại chân rốn của trẻ sơ sinh bị đỏ và sưng. Tại vùng rốn trẻ sơ sinh có tiết ra chất dịch mủ có mùi hôi. Ngoài ra, một số dấu hiệu khác kèm theo như trẻ bị sốt cao trên 38 độ C hay bé thở nhanh, bé bị vàng da.

Cách điều trị

Cha mẹ cần chăm sóc rốn kỹ càng cho trẻ vì đây là một việc rất quan trọng cần làm mỗi ngày nhằm mục đích: giảm tình trạng nhiễm trùng, rốn mau khô và rụng. Cũng tùy vào mức độ nhiễm trùng ở trẻ mà các bác sĩ sẽ có những cách xử lý cụ thể khác nhau. Mức độ nhẹ thường sẽ được cho uống kháng sinh kết hợp với việc vệ sinh vùng rốn tại chỗ bằng dung dịch cồn 70%.

Đối với mức độ trung bình, trẻ sơ sinh bắt buộc phải nhập viện để tiến hành điều trị bằng cách chích kháng sinh tĩnh mạch. Thời gian điều trị có thể kéo dài khoảng 7 ngày. Mức độ nặng, việc điều trị diễn ra khác phức tạp bởi không chỉ chích kháng sinh chữa nhiễm trùng rốn mà còn kết hợp điều trị các triệu chứng đi kèm khác.

Hy vọng với bài viết trên của Bau.vn sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn thông tin về vấn đề này. Nếu thấy trẻ có những dấu hiệu bất thường về rốn, cha mẹ nên lập tức đưa trẻ đi khám để được điều trị kịp thời.

Nguồn : bau.vn