Những dấu hiệu khi mang thai dễ khiến mẹ bầu lo lắng, đặc biệt là điều thứ 4

Không phải lúc nào những dấu hiệu khi mang thai như xuất hiện đốm máu hay chảy máu lợi cũng là dấu hiệu nguy hiểm mà mẹ bầu cần lo lắng.

Trước khi mang thai, chắc hẳn các mẹ cũng đã nghe đến những dấu hiệu như ốm nghén, tăng cân hay mất ngủ. Tuy nhiên, đó chỉ là những dấu hiệu khi mang thai thường gặp nhất và còn rất nhiều dấu hiệu khác mà các mẹ có thể hoảng sợ khi gặp phải.

Xuất hiện đốm máu

Theo thống kê, có khoảng 20 % phụ nữ mang thai nhận nhận thấy xuất hiện đốm máu trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Nguyên nhân chính là do lượng máu bơm vào tử cung nhiều hơn bình thường. Ngoài ra, đó cũng có thể là do kết quả của phôi thai cấy vào niêm mạc tử cung. Thông thường, hiện tượng này có thể xuất hiện trong khoảng hai tuần đầu sau khi thụ tinh.

Nếu các đốm máu này có hồng nhạt hoặc màu nâu thì mẹ không cần phải lo. Nhưng nếu các đốm máu này có màu đỏ tươi hoặc đỏ đâm thì rất có thể là dấu hiệu của việc xảy thai. Tuy nhiên, một tin vui cho các mẹ bầu là có đến khoảng 50% phụ nữ bị chảy máu khi mang thai có một thai kỳ hoàn toàn bình thường.

Tiết nhiều dịch âm đạo

Sự thay đổi hormone trong thai kỳ khiến lượng dịch âm đạo tiết ra nhiều hơn bình thường là điều hoàn toàn không đáng lo ngại. Nguyên nhân của dấu hiệu này là do sự kích thích của hormone khiến các tuyến âm đạo tiết ra nhiều dịch hay còn được gọi là khí hư. Sự gia tăng lượng khí hư này cũng xảy ra khi mẹ bầu gần đến ngày sinh nở, đó là dấu hiệu tử cung đã chuẩn bị sẵn sàng cho việc sinh em bé.

Nếu khí hư của bạn có màu trắng hoặc ngả vàng thì đó là điều hoàn toàn bình thường. Bởi âm đạo tiết ra dịch là để ngăn chặn sự nhiễm trùng đi từ âm đạo vào tử cung. Tuy nhiên, nếu khí hư có mùi hôi hoặc gây ngứa thì đó là dấu hiệu bạn bị nhiễm trùng do nấm. Khi đó, bạn cần phải đến gặp bác sĩ để điều trị ngay.

Chảy máu chân răng

Chân răng là một bộ phận vô cùng nhạy cảm trong suốt quá trình mang thai. Sự thay đổi hormone làm tăng lượng máu được tuần hoàn khiên các mô lợi trở nên nhạy cảm. Nguyên nhân gây ra chảy máu chân răng ở bà bầu chủ yếu là do:

Thay đổi hormone

Thường vào tháng thứ 2 của thai kỳ, lượng hormone estrogen và progesterone tăng nhanh làm gia tăng lưu lượng máu tới nướu gây nên tình trạng viêm nướu trầm trọng hơn bình thường. Biểu hiện là đau răng, chảy máu nướu khi đánh răng… hiện tượng này có thể nặng hơn vào tháng thứ 7, 8 và giảm dần vào tháng thứ 9 của thai kỳ.

Thay đổi về canxi

Nhu cầu canxi cho thai nhi rất cao, điều này có thể làm mẹ rơi vào tình trạng thiếu canxi, khiến răng trở nên xốp hơn và làm tăng nguy cơ bị sâu răng.

Thay đổi về chế độ dinh dưỡng

Những tháng đầu của thai kỳ, việc ốm nghén có thể gây nôn, thèm ăn chua ngọt… nhiều hơn bình thường, việc ăn nhiều thức ăn chứa glucose cũng là một trong những nguyên nhân gây sâu răng cao trong thời kỳ mang thai.

Giãn tĩnh mạch

Khi em bé trong bụng phát triển, lượng máu trong cơ thể mẹ tăng cao hơn, những mạch máu sẽ phải chịu áp lực khiến máu khó lưu thông tới tứ chi. Lượng máu dồn nén lại khiến mạch máu ở âm hộ và chân bị giãn cách. Tuy nhiên trường hợp này chỉ xảy ra ở khoảng 10% phụ nữ mang thai.

Tim đập nhanh

Lượng máu trong cơ thể mẹ tăng cao khiến tin hoạt động năng suất hơn để bơm máu tới các cơ quan. Vì vậy mẹ bầu đừng lo lắng nếu thấy tim đập quá nhanh hoặc thậm chí nghe thấy tiếng tim đập nữa.

Nguồn : bau.vn

  • Mẹ bầu thèm ăn suốt ngày: Bình thường hay dấu hiệu bất ổn?

    Trong suốt thai kỳ, nhiều mẹ bầu thường xuyên cảm thấy đói hoặc thèm ăn một cách bất thường — thậm chí chỉ vừa ăn xong vẫn thấy muốn ăn tiếp. Cảm giác này có thể khiến mẹ bối rối, lo lắng không biết cơ thể mình có đang gặp vấn đề gì không, liệu có ảnh hưởng đến thai nhi không. Vậy, hiện tượng thèm ăn liên tục khi mang thai có phải là điều bất thường?
  • Mẹ bầu đái tháo đường nên ăn gì? Gợi ý thực phẩm giàu vi chất, an toàn cho thai kỳ

    Trong thai kỳ, việc kiểm soát đường huyết là vô cùng quan trọng đối với những mẹ bầu mắc đái tháo đường. Bên cạnh việc tuân thủ chỉ định y khoa, chế độ dinh dưỡng hợp lý chính là "chìa khóa vàng" giúp đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, không ít mẹ bầu băn khoăn: ăn gì để vừa kiểm soát đường huyết, vừa bổ sung đủ vi chất thiết yếu cho sự phát triển của em bé?Dưới đây là danh sách những thực phẩm giàu vi chất nhưng vẫn an toàn cho mẹ bầu bị đái tháo đường, được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị.
  • Vì sao mẹ bầu hay mất ngủ? 6 nguyên nhân thường gặp và cách cải thiện tự nhiên

    Mang thai là một hành trình kỳ diệu nhưng cũng đầy thử thách, đặc biệt là với giấc ngủ. Rất nhiều mẹ bầu than phiền về tình trạng mất ngủ, khó ngủ hoặc ngủ chập chờn trong suốt thai kỳ. Giấc ngủ không chất lượng không chỉ khiến mẹ mệt mỏi, cáu gắt mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Dưới đây là 6 nguyên nhân phổ biến gây mất ngủ khi mang thai và những cách khắc phục tự nhiên, an toàn mà mẹ bầu có thể áp dụng ngay tại nhà.
  • Lưu ý cho bà bầu khi quan hệ tình dục

    Nhiều người vẫn cho rằng phụ nữ mang thai cần kiêng hoàn toàn việc quan hệ tình dục để đảm bảo an toàn cho thai nhi. Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết, việc quan hệ trong thai kỳ không nhất thiết phải kiêng tuyệt đối. Nếu được thực hiện đúng cách và an toàn, chuyện chăn gối trong giai đoạn này không những không gây hại mà còn mang lại lợi ích cho cả mẹ và bé. Vậy khi mang thai, cần lưu ý gì khi quan hệ tình dục để đảm bảo an toàn?
  • Thực phẩm vàng cho thai kỳ: 10 loại trái cây tốt cho sức khỏe mẹ và bé

    Ba tháng đầu thai kỳ là thời điểm quan trọng trong sự phát triển của thai nhi. Việc lựa chọn thực phẩm phù hợp, đặc biệt là trái cây giàu dưỡng chất, sẽ giúp mẹ bầu cải thiện sức khỏe, giảm ốm nghén và hỗ trợ bé yêu phát triển toàn diện ngay từ những ngày đầu.
  • Mang thai vẫn nên vận động: Vì sao tập thể dục lại tốt cho mẹ và bé?

    Mang thai là hành trình tuyệt vời nhưng cũng đầy thay đổi đối với cơ thể người phụ nữ. Bên cạnh việc nghỉ ngơi và dinh dưỡng hợp lý, tập thể dục nhẹ nhàng cũng đóng vai trò rất quan trọng để giúp mẹ bầu khỏe mạnh và chuẩn bị tốt nhất cho hành trình "vượt cạn". Dưới đây là 5 lý do mẹ bầu nên duy trì việc tập thể dục đều đặn trong thai kỳ.