Những điều bố mẹ nhất định phải biết khi trẻ sốt cao co giật

Các bố mẹ thường khá lo lắng, hoảng loạn khi trẻ bị sốt cao dẫn tới co giật. Tuy nhiên khi trẻ bị sốt cao co giật bố mẹ biết cách sơ cứu đúng cách, kịp thời sẽ để lại những nguy hiểm cho trẻ.

Theo quan niệm xưa, khi trẻ bị co giật các bố mẹ hay lấy đũa, thìa vào miệng vì sợ bé cắn vào lưỡi. Cũng có các bố mẹ vắt chanh vào miệng trẻ… Tuy nhiên đó là những quan niệm sai lầm, dưới đây là những điều bố mẹ nên tham khảo:

Tình trạng trẻ bị sốt cao co giật là gì?

Tình trạng co giật xuất hiện do tăng thân nhiệt trên 37.8 độ C ở trẻ từ 6 tháng tuổi tới 6 năm tuổi. Từ 3-5 % trẻ trong độ tuổi trên bị co giật do sốt.

Từ 6 tuổi trở lên sẽ không còn nguy cơ bị co giật khi sốt. Trẻ bị co giật sẽ có các biểu hiện như co cứng chân tay, run người; nôn ói, tiểu tiện không tự chủ; mặt mũi tím tái; mắt trợn ngược và sùi bọt mép…

Các cơn co giật thường sẽ kéo dài không quá 5 phút. Sau khi co giật trẻ có thể sẽ ngủ, chậm chạp.

Trẻ không bị sốt cao có thể bị co giật không?

Thông thường tình trạng co giật chỉ có thể xảy ra khi trẻ sốt cao trên 39 độ C trở lên. Cơ chế gây bệnh vẫn chưa được làm rõ, có thể là do sự thay đổi đột ngột về thân nhiệt.

Não bộ của trẻ đang trong giai đoạn phát triển, chưa hoàn thiện vì vậy rất ngạy cảm với sự thay đổi của nhiệt độ, vì vậy có kích thích nhỏ cũng có thể khiến cơn co giật khởi phát.

Đa số các cơn co giật xuất hiện khi trẻ nhiễm các siêu vi khuẩn, virus, viêm tai giữa làm thân nhiệt trẻ tăng nhanh. Ngoài ra nếu trong gia đình có tiền sử có người bị sốt cao co giật trẻ cũng sẽ có nguy cơ cao bị co giật hơn những đứa trẻ khác.

Bên cạnh đó, một số bệnh như viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết, nhiễm trùng đường tiểu, nhiễm trùng hô hấp dưới, bệnh sốt rét cũng có thể khiến trẻ bị co giật. Và những trường hợp này sẽ không liên quan đến sốt.

Trẻ bị co giật có nguy hiểm đến tính mạng không?

Câu trả lời đó là không. Đa số các trường hợp trẻ bị co giật đều là lành tính vì vậy không gây ra nguy hiểm, trừ khi trẻ gặp phải các chấn thương.

Co giật do sốt có ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ không?

Câu trả lời là không, bởi vì việc trẻ bị co giật do sốt hoàn toàn lành tính và không ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ.

Khi  trẻ bị co giật bố mẹ nên xử lý, theo dõi kịp thời và đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được can thiệp kịp thời.

Phải làm gì khi trẻ bị co giật

Khi trẻ bị co giật các bố mẹ nên chú ý quan sát, bình tĩnh và nên sơ cứu bằng cách đặt trẻ nằm ở nơi rộng rãi, thoáng khí. Bỏ bớt quần áo, mũ, không lắc người hoặc ôm ghì trẻ. Bố mẹ cũng không nên bế ẵm, hay nhét bất kỳ thứ gì vào miệng trẻ. Khi trẻ hết co giật thì bế trẻ lên và đặt trẻ nằm nghiêng đầu hơi dốc xuống và nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện.

Nguồn : Sức Khoẻ Cộng Đồng

  • Bỏ túi ngay những mẹo đơn giản cải thiện tình trạng kén ăn ở trẻ

    Trẻ biếng ăn, kén ăn là nỗi lo muôn thuở của các bậc cha mẹ. Mỗi bữa ăn như một “cuộc chiến”, ép hoài con vẫn lắc đầu, la khóc, ngậm mãi không chịu nuốt. Nhưng mẹ ơi, đừng vội lo lắng hay mất kiên nhẫn! Có thể chỉ cần thay đổi vài mẹo nhỏ trong cách chế biến, trình bày và tạo thói quen ăn uống là bé sẽ hợp tác hơn hẳn.Cùng “bỏ túi” những mẹo cực đơn giản nhưng hiệu quả dưới đây để cải thiện tình trạng kén ăn ở trẻ nhé!
  • Trẻ nên ăn gì để tăng chiều cao ? Những thực phẩm cho chiều cao lý tưởng

    Chiều cao không chỉ là yếu tố di truyền mà còn chịu ảnh hưởng lớn từ dinh dưỡng và lối sống. Trong “cuộc đua” phát triển toàn diện của trẻ, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng hàng đầu – đặc biệt là trong giai đoạn vàng từ 0–18 tuổi. Vậy trẻ nên ăn gì để tăng chiều cao một cách tối ưu? Dưới đây là những thực phẩm cha mẹ không nên bỏ qua.
  • Những bệnh truyền nhiểm cực kì nguy hiểm cho trẻ mà ba mẹ nên lưu ý

    Dưới đây là những bệnh truyền nhiễm cực kỳ nguy hiểm cho trẻ mà ba mẹ nhất định phải lưu ý để phòng tránh và xử lý kịp thời:
  • Những dấu hiệu nào giúp ba mẹ nhận biết trẻ có EQ cao ?

    EQ (Emotional Quotient) hay chỉ số cảm xúc, là khả năng nhận thức và điều chỉnh cảm xúc của bản thân và người khác. Một đứa trẻ có EQ cao sẽ biết cách hiểu và quản lý cảm xúc của mình, đồng thời có khả năng hòa nhập xã hội tốt hơn. Dưới đây là những dấu hiệu giúp ba mẹ nhận biết trẻ có EQ cao từ khi còn nhỏ.
  • Làm sao để nhận biết trẻ bị tăng động giảm chú ý ?

    Tăng động giảm chú ý (ADHD - Attention Deficit Hyperactivity Disorder) là một rối loạn phát triển thần kinh phổ biến ở trẻ nhỏ, ảnh hưởng đến khả năng tập trung, kiểm soát hành vi và mức độ hoạt động. Dưới đây là dấu hiệu nhận biết trẻ bị tăng động giảm chú ý:
  • Đừng nuôi dạy con theo cách này

    Cha mẹ được coi là những người giữ vai trò định hướng trong cuộc đời của mỗi đứa trẻ. Họ là những người chăm sóc chính, người sẽ nuôi dạy con nhỏ những giá trị của cuộc sống và giúp chúng hình thành nhân cách của mình. Tuy nhiên, không phải tất cả các bậc cha mẹ đều tuyệt vời và một số kiểu cha mẹ độc hại có thể tác động tiêu cực đến cuộc sống của con cái họ.