Những điều bố nên làm để giúp mẹ bớt nghén

Hầu hết thai phụ đều trải qua tình trạng ốm nghén, song ít trường hợp bị nghén bầu nặng. Tình trạng này liên quan đến sự thay đổi và điều hòa hormone sinh dục trong thời kỳ mang thai. Cụ thể cơ thể mẹ bầu sản sinh lượng hormone lớn hơn, khiến cơ thể không kịp thích nghi và phản ứng lại. Vậy các bố nên làm gì để giúp mẹ bầu bớt nghén?

Nghén bầu là gì?

Nghén là tên gọi chung của nhóm triệu chứng khó chịu mà phụ nữ mang thai thường gặp phải từ khoảng tam cá nguyệt thứ nhất của thai kỳ. Nghén khiến thai phụ bị buồn nôn, nôn, thay đổi khẩu vị, mệt mỏi, khó chịu,… Nghén thường biến mất khi thai phát triển sang tuần thai thứ 12 – 14 hoặc có thể kéo dài hơn.

Tuy nhiên ở khoảng 3% phụ nữ mang thai gặp phải tình trạng nghén nặng, gây hiện tượng nôn nặng, nôn liên tục không thể kiểm soát khiến mẹ không thể ăn uống và hấp thu được dinh dưỡng. Nghén thai thông thường và nghén nặng có những biểu hiện và ảnh hưởng khác nhau tới mẹ và bé. Biến chứng của nghén nặng vô cùng nguy hiểm với mức độ nghiêm trọng khác nhau với từng phụ nữ mang thai.

Bà bầu bị ốm nghén

Những điều bố nên làm để giúp mẹ bớt nghén

1. Không nên lo lắng

Mỗi người khi mang thai đều trải qua giai đoạn ốm nghén. Tuy nhiên có nhiều bà mẹ may mắn không gây triệu chứng nghén nặng. Nghén gây khó chịu cho mẹ bầu khiến mẹ bầu không ăn được những món ăn bồi bôe sức khỏe cho thai nhi, cơ thể mẹ nào ốm nghén nặng sẽ xanh xao, hốc hác, nôn ọe, cơ thể mệt mỏi như sau mỗi trận nhậu say. Đối với mẹ bầu, những cơn buồn nôn còn liên tục và kéo dài nhiều hơn thế . Vì vậy, bố cần thật bình tĩnh để chăm sóc và động viên mẹ chứ không nên hoảng hốt, lo lắng theo mẹ sẽ không những không giúp được mẹ mà còn làm mẹ lo lắng hơn.

Bố không nên lo lắng khi thấy mẹ ốm nghén

2. Tránh ăn và chế biến những thực phẩm nặng mùi

Đa số những mẹ bầu khi bị ốm nghén sẽ rất khó chịu với những món ăn hay những thực phẩm, gia vị nặng mùi. Những thực phẩm nặng mùi sẽ khiến cho mẹ bầu càng nôn và nghén nhiều hơn. Bố không nên mang những thực phẩm nặng mùi về nhà sẽ khiến cho mẹ bầu khó chịu suốt cả ngày. Vì thế bố hãy tránh ăn và nấu những thực phẩm nặng mùi gây ốm nghén cho mẹ bầu nhé!

3. Chuẩn bị bữa sáng tại giường

Đa số những cơn ốm nghén sẽ hành hạ mẹ bầu vào lúc sáng sớm. Biết trước điều này bố hay luôn chuẩn bị bữa sáng cho mẹ ngay sau khi ngủ dậy trên gường. Những món ăn sáng nhẹ như bánh quy hay trà ngay lúc vừa ngủ dậy sẽ khiến dịu ngay cơn ốm nghén của mẹ bầu đấy!

Bố nên chuẩn bị bữa sáng ngay tại giường lúc ngủ dậy cho mẹ bầu

4. Đừng lạm dụng gừng

Gừng được coi là một loại thực phẩm giúp giảm ốm nghén hiệu quả. Tuy nhiên gừng lại mang lại một số tác dụng phụ không mong muốn cho mẹ bầu, vì thế bố không nên lạm dụng gừng cho mẹ bầu giảm ốm nghén. Hay sử dụng một cách liều lượng hoặc ăn một số những món ăn liên quan đến hương vị gừng thôi nhé!

5. Mua cho mẹ món mà mẹ thích

Thông thường việc ốm nghén làm cho mẹ bầu sẽ cực thèm một số món ăn nào đó tùy vào cơ thể của từng mẹ. Vì thế lúc này việc cần thiết bó nên làm là hãy chiều theo ý mẹ bầu và mua cho những món ăn mà mẹ bầu yêu thích. Điều này sẽ giúp mẹ bầu thoải mái và giảm tình trạng ốm nghén, nôn mửa rõ rệt.

6. Sẵn sàng xắn tay vào bếp

Trong thời kỳ ốm nghén, điều mà các mẹ bầu ghét nhất đó chính là mùi của bếp núc, những mùi này đa số gây khó chịu và tăng nguy cơ nghén nhiều hơn cho mẹ bầu. Vậy nên các bố hãy sẵn sàng xắn tay vào bếp nấu những món mà mẹ yêu thích nhé.

Trên đây là gợi ý những điều bố nên làm giúp mẹ bầu bớt ốm nghén. Các bố hãy thực hiện ngay cho mẹ bầu khỏe mạnh và thai nhi trong bụng mẹ phát triển một cách toàn diện nhé!

Nguồn : Sức khỏe cộng đồng

  • Mẹ bầu nên ăn gì để không bị tăng cân quá mức mà con vẫn phát triển toàn diện

    Rất nhiều mẹ bầu lo lắng về việc tăng cân quá nhiều nhưng con vẫn thiếu cân. Để thai nhi phát triển khỏe mạnh mà mẹ không bị tăng cân quá mức, cần có một chế độ ăn uống đủ chất, đúng cách. Dưới đây là những nguyên tắc và thực phẩm giúp vào con mà không vào mẹ!
  • Ứ mật thai kỳ là gì? Những vấn đề xoay quanh ứ mật thai kỳ

    Ứ mật thai kỳ hay còn gọi là cholestesis là một hội chứng xảy ra ở phụ nữ mang thai. Khi đó gan không thể bài tiết mật, gây ngứa dữ dội.
  • Mẹ bầu nên ăn gì để bổ sung canxi cho cơ thể suốt thai kỳ

    Khi mang thai, mẹ bầu cần bổ sung rất nhiều dưỡng chất cho cơ thể, trong số đó canxi là dưỡng chất bắt buộc. Vậy mẹ bầu nên ăn gì để bổ sung canxi?
  • Mẹ bầu nên làm gì để chuyển dạ dễ dàng hơn ?

    Chuyển dạ là một trong những giai đoạn quan trọng và thử thách nhất trong hành trình mang thai của người phụ nữ. Đối với nhiều mẹ bầu, cảm giác hồi hộp, lo lắng và thậm chí là sợ hãi trước “giờ G” là điều hoàn toàn dễ hiểu. Tuy nhiên, nếu được chuẩn bị kỹ càng từ thể chất đến tinh thần, mẹ hoàn toàn có thể vượt qua giai đoạn này một cách nhẹ nhàng, chủ động và an toàn hơn.Dưới đây là những lời khuyên hữu ích và thiết thực giúp mẹ bầu có một cuộc chuyển dạ thuận lợi, giảm đau và tăng cơ hội sinh thường thành công.
  • Chế độ ăn dành cho mẹ bầu bị đa ối-Ăn làm sao cho mẹ khỏe,con an toàn ?

    Mang thai là hành trình kỳ diệu, nhưng đôi khi cũng không tránh khỏi những “bất thường” cần mẹ quan tâm hơn một chút – như tình trạng đa ối. Nếu bác sĩ chẩn đoán bạn bị đa ối, đừng hoang mang. Ngoài việc theo dõi sát sao y tế, mẹ hoàn toàn có thể kiểm soát lượng nước ối phần nào qua chế độ ăn uống khoa học và hợp lý.
  • Mẹ bầu nuôi thú cưng: Cẩn trọng với những rủi ro sức khỏe tiềm ẩn

    Thú cưng từ lâu đã là người bạn thân thiết, mang lại niềm vui và sự gắn kết cho nhiều gia đình. Tuy nhiên, khi trong nhà có mẹ bầu, việc chăm sóc thú cưng cần được cân nhắc kỹ càng hơn. Dù hầu hết các loài thú nuôi đều khá an toàn nếu được chăm sóc tốt, nhưng vẫn tồn tại những rủi ro sức khỏe tiềm ẩn mà mẹ bầu không nên xem nhẹ.