Những điều cần biết trước khi cho trẻ tiêm vắc-xin

Các bậc cha mẹ trước khi cho con đi tiêm cần tìm hiểu những loại vắc xin cần thiết đối với sức khỏe em bé và thời gian tiêm phù hợp theo hướng dẫn của bác sĩ. Có như vậy, trẻ mới phát triển bình thường, hạn chế khả năng mắc bệnh.

Tìm hiểu về vắc xin

Trước khi nghiên cứu, tìm hiểu về những loại vắc-xin cho trẻ cần thiết nhất, chúng ta cần nắm rõ về vắc xin nói chung, và những lưu ý trước khi tiêm vắc-xin cho trẻ. Tác dụng và thành phần của chúng. Nói đơn giản vắc xin chính là một loại chế phẩm sinh học, chúng được nghiên cứu và đưa vào sử dụng với mục đích tăng khả năng chống lại bệnh tật của cơ thể con người.

Khi mới tiêm vắc xin, hệ miễn dịch cần thời gian để làm quen với các loại kháng nguyên lần đầu xuất hiện trong cơ thể. Vì thế, con người có thể gặp một số tác dụng phụ ví dụ như: sốt nhẹ, đau vùng bị tiêm,…

Những điều cần biết trước khi tiêm vắc-xin cho trẻ

Như vậy, thông qua việc kích thích sự tự vệ tự nhiên của cơ thể, vắc xin tăng sức đề kháng của cơ thể để chống lại bệnh nhanh hơn và hiệu quả hơn. Chúng đặc biệt cần thiết đối với trẻ em – người có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, có nguy cơ lây nhiễm bệnh cao.

Cần khám sàng lọc trước khi tiêm chủng

Khám sàng lọc trước khi tiêm chủng là việc rất cần thiết nhằm phát hiện những bất thường cần lưu ý để quyết định cho trẻ (người được tiêm) tiêm chủng, tạm hoãn việc tiêm chủng hay không được tiêm một loại vắc xin nào đó.

Vì vậy, người nhà của trẻ hay người đi tiêm chủng và bác sĩ cần hợp tác với nhau để đảm bảo việc tiêm chủng là đúng thời điểm, hiệu quả và an toàn.

Kết quả khám sàng lọc trước tiêm chủng được căn cứ trên những thông tin người nhà hay người đi tiêm chủng cung cấp cho bác sĩ và những thông tin bác sĩ phát hiện sau khi thăm khám.

Khám sàng lọc trước khi tiêm vắc-xin cho trẻ

Những trường hợp cần lưu ý trước khi tiêm vắc xin

Hầu hết các loại vắc xin cho trẻ đều rất an toàn, tuy nhiên các bậc phụ huynh nên chú ý theo dõi tình trạng của bé trước và sau khi tiêm. Nếu có những triệu chứng bất thường thì cần báo ngay với bác sĩ để có biện pháp xử lý kịp thời.

Đặc biệt, trước khi thực hiện tiêm chủng cho em bé, chúng ta phải nắm được tình trạng sức khỏe hiện tại của trẻ như thế nào. Trong một số trường hợp, cha mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi tiêm cho trẻ. Ví dụ như khi trẻ đang bị sốt trên 37,5 độ C hoặc nhiệt độ cơ thể dưới 35,5 độ C, khi các kém có biểu hiện lạ: quấy khóc, li bì,… nhịp tim, nhịp thở không ổn định.

Nếu như trẻ từng bị dị ứng hoặc có các phản ứng nặng khi tiêm vắc xin, cha mẹ cần phải thông báo để bác sĩ nắm được tình hình và đưa ra những chỉ định phù hợp. Nếu trẻ chưa đạt tiêu chuẩn về cân nặng hoặc có một trong các biểu hiện bệnh lý thì phải trì hoãn lịch tiêm cho đến khi trẻ đủ cân nặng, hết sốt hoặc khỏi bệnh.

Bên cạnh đó trẻ sơ sinh khi tiêm vắc-xin cần nặng trên 2.5kg và có sức khỏe tốt, ăn, uống, ngủ bình thường.

Sau khi tiêm, bác sĩ thường yêu cầu cha mẹ cho con nán lại cơ sở y tế ít nhất 30 phút để theo dõi tình hình. Nếu trẻ có những phản ứng mạnh trong thời gian này, bác sĩ sẽ kịp thời xử lý.

Nguồn : Sức khỏe cộng đồng