Bà bầu bị đau dạ dày có nguy hiểm không?
Khi mang thai, đặc biệt là trong 3 tháng đầu thai kỳ, dạ dày của thai phụ sẽ có cảm giác đau rát khó chịu do tình trạng nôn mửa kéo dài cũng như những cơn co thắt dạ dày. Song song đó tử cung của người mẹ cũng sẽ gia tăng kích thước khi bé lớn lên. Điều này cũng góp phần làm cho vị trí dạ dày trong cơ thể có sự thay đổi. Qua đó ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tiêu hóa của bệnh nhân.
Một số ảnh hưởng khác đi kèm khi bị đau dạ dày trong thai kỳ cũng xuất hiện:
– Cảm giác khó chịu khi ăn, ăn uống không ngon miệng, khó tiêu, buồn nôn.
– Thai phụ cũng gặp phải những cơn đau tức trong vùng dạ dày ảnh hưởng đến sinh hoạt, cuộc sống, gây mệt mỏi.
– Những ảnh hưởng trong quá trình mang thai kết hợp với tình trạng đau dạ dày góp phần dẫn đến khó chịu, buồn bực, kém ăn mất ngủ, căng thẳng và kém tập trung…
Những cơn đau dạ dày ảnh hướng đến sức khỏe bà bầu
Những vấn đề này khi kéo dài sẽ góp phần ảnh hưởng đến sức khỏe của thai phụ và cả sự phát triển của thai nhi. Do đó, áp dụng các biện pháp cải thiện các vấn đề về dạ dày, tiêu hóa cũng góp phần giúp thai phụ dễ chịu hơn, đẩy lùi những cơn đau và chuẩn bị tốt nhất cho thai kỳ.
Bà bầu bị đau dạ dày phải làm sao?
Sức khỏe trong thai kỳ của người phụ nữ luôn là vấn đề cần được đặc biệt lưu tâm. Đau dạ dày khi mang thai ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng dinh dưỡng của cả mẹ và bé, như vậy sẽ không tốt cho sự phát triển của thai nhi và sức khỏe của bà bầu.
Tuy nhiên, đây cũng là giai đoạn hết sức nhạy cảm, bất kỳ cách chữa trị nào mà bắt buộc phải dùng thuốc đều phải được xem xét kỹ lưỡng và có sự chỉ định của các bác sĩ chuyên môn. Lý do là vì điều này có thể gây ra những biến chứng và dị tật nguy hiểm cho bé yêu của bạn trong thai kỳ.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến đau dạ dày khi mang thai, mà do các biểu hiện ốm nghén là một ví dụ. Dạ dày sẽ phải co bóp nhiều hơn để đẩy thức ăn ra ngoài khi bị nghén, dẫn đến cảm giác khó chịu, ăn không ngon miệng. Còn khi cơn nghén đã kết thúc, thì lúc đó em bé cũng đã lớn lên, dạ dày sẽ bị chèn ép một chút dẫn đến đầy bụng, khó tiêu.
Có một số biện pháp thăm khám chuyên khoa thường được sử dụng khi bị đau dạ dày khi mang thai như nội soi, chụp X quang, xét nghiệm máu… Nếu không thực sự nghiêm trọng thì nên lựa chọn biện pháp an toàn và dễ chịu hơn, cũng như có thể đợi đến khi kết thúc thai kỳ.
Một số loại thuốc thường được dùng trong điều trị đau dạ dày, có hoặc không có vi khuẩn HP thường là kết hợp các loại kháng sinh, giảm tiết acid và các thuốc hỗ trợ điều trị các nguyên nhân gây đau dạ dày khi mang thai khác như trầm cảm, stress. Tuy nhiên, đó lại là những loại thuốc không được khuyên dùng cho phụ nữ có thai.Chính vì vậy, bên cạnh việc điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt sao cho hợp lý, bạn có thể tham khảo thêm một số phương pháp chữa đau dạ dày khi mang thai an toàn khác.
Cách khắc phục đau dạ dày ở bà bầu
Ăn uống hợp lý
-Tránh ăn những thực phẩm khô, cứng chẳng hạn như hoa quả sấy, lương khô, dưa muối, măng, hẹ, cà… Chúng chỉ làm tình trạng đau dạ dày khi mang thai nghiêm trọng hơn, khó lành chỗ viêm loét, thậm chí càng loét thêm.
Bà bầu cần chú ý đến chế độ ăn uống và sinh hoạt
-Tuyệt đối không đụng đến các món chứa chất kích thích niêm mạc dạ dày như cà phê, trà đặc, rượu, thức ăn cay, món chua hoặc món dễ sản sinh a-xít như khoai lang, khoai tây, dưa muối…
-Khi ăn, bầu nên ăn từ tốn, không ăn quá nhanh hay quá no, vì cách ăn này chỉ làm dạ dày sản sinh thêm nhiều a-xít và khó chịu hơn. Tốt nhất là nhai kỹ, nuốt chậm, nhằm tăng sự bài tiết của nước bọt giảm a-xít và bão hòa a-xít trong dạ dày.
-Chọn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa, cụ thể là các món tinh chế từ bột mỳ như cháo, mỳ, cơm mềm. Tinh bột từ nguồn thực phẩm này chứa chất kiềm, có khả năng bão hòa a-xít trong dạ dày. Sữa, trứng cũng là nguồn dinh dưỡng lý tưởng.
-Ăn nhiều hải sản để bổ sung thêm nguyên tố vi lượng kẽm, chất rất quan trọng để làm lành chỗ bị viêm loét.
-Tuyệt đối không ăn thực phẩm còn sống, lạnh, ôi thiu.
-Khâu chế biến thực phẩm cũng cần được lưu ý, tốt nhất mẹ bầu nên ăn các món luộc, hấp, ninh thay vì chiên, xào với nhiều dầu mỡ. Chất béo không lành mạnh chỉ làm tăng thêm gánh nặng cho dạ dày, ảnh hưởng xấu đến quá trình lành chỗ viêm loét.
-Chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, tránh ăn 3 bữa lớn khiến dạ dày phải hoạt động quá tải cùng một lúc.
-Tránh vận động mạnh sau khi ăn, nhưng cũng không nên nằm ngay lúc này. Thay vào đó, đi lại nhẹ nhàng để quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra suôn sẻ hơn.
-Không nên để bụng quá đói, bởi lúc này a-xít tăng cao rất dễ làm tình trạng đau dạ dày khi mang thai trở nên nghiêm trọng hơn.
Chú ý sinh hoạt lành mạnh
Thức khuya, mất ngủ, căng thẳng, stress cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng đau dạ dày khi mang thai. Do đó, bà bầu nên cố gắng giữ tinh thần luôn vui vẻ, thoải mái. Tránh suy nghĩ quá nhiều, gây stress, và tuyệt đối không nên thức khuya.
Giờ ngủ lý tưởng nhất cho mẹ bầu là khoảng 21 giờ, ngủ đủ 8 tiếng để cơ thể đủ năng lượng hồi phục cho ngày hôm sau. Chỉ một chút xáo trộn trong nhịp sinh học, cơ thể mẹ bầu càng thêm mệt mỏi, uể oải và trì trệ.
Dành thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn, hít thở để điều hòa, cân bằng năng lượng trong cơ thể. Đừng quên luyện tập với bộ môn đơn giản như tập yoga, thiền, đi bộ, bơi lội để khỏe khoắn và vui vẻ hơn.
Lưu ý khi điều trị với thuốc
Nếu chưa trị dứt điểm bệnh đau dạ dày trước khi mang thai, bệnh sẽ trở nên nặng hơn trong thai kỳ. Ợ chua, đau vùng thượng vị là những triệu chứng bạn phải đối mặt mỗi khi cơn ốm nghén xuất hiện. Có khi cảm giác đau còn dữ dội hơn khi bầu nôn ói quá nhiều.
Với trường hợp này, bầu nhất định phải đi thăm khám để được bác sĩ kê toa thuốc thích hợp. Thông thường, thuốc kháng sinh diệt khuẩn thuộc nhóm tetracylin sẽ được dùng để điều trị, bởi nó an toàn với phụ nữ mang thai. Tuyệt đối không tự ý uống thuốc bởi hầu hết các loại thuốc trị dạ dày khác rất dễ gây hại cho sự phát triển của thai nhi.
Nguồn : bau.vn