Những loại rau nào khuyến khích bà bầu nên ăn trong suốt thai kỳ?

Một chế độ dinh dưỡng khoa học và cân bằng không thể thiếu rau xanh. Cùng tìm hiểu những loại rau tốt cho bà bầu nên bổ sung trong bữa ăn hàng ngày.

Trong thai kỳ, mẹ bầu cần cung cấp cho mình đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng: chất đạm, chất béo, tinh bột, vitamin và khoáng chất. Trong đó, vitamin và khoáng chất có nhiều nhất trong các loại rau xanh tốt cho phụ nữ mang thai. Tuy nhiên không phải loại rau nào bà bầu cũng ăn được. Do đó, hãy lưu ý những loại rau dưới đây để bổ sung vào thực đơn nhé!

8 loại rau bà bầu nên bổ sung trong thai kỳ

1. Bà bầu nên ăn rau chân vịt

Rau chân vịt hay còn gọi là cải bó xôi. Đây là loại rau có hàm lượng vitamin C nhiều nhất trong các loại rau xanh và là gợi ý trong những loại rau tốt cho bà bầu ba tháng đầu.

Loại rau này có rất nhiều tác dụng đối với sức khoẻ: quản lý bệnh đái tháo đường, giúp hình thành hệ xương, hỗ trợ tiêu hoá, ngăn ngừa các bệnh về mắt, giúp hệ thần kinh thai nhi phát triển khoẻ mạnh… Tuy nhiên chúng ta cũng không nên ăn quá nhiều, mỗi tuần chỉ cần 1-2 bữa ăn có rau chân vịt là đủ.

2. Bà bầu nên ăn rau đậu bắp

Trung bình nửa chén đậu bắp có chứa 36,5 gam axit folic. Điểm cộng nữa là đậu bắp có rất nhiều chất xơ hỗ trợ tình trạng táo bón và không làm tăng lượng đường trong máu chúng ta. Chính vì thế, bạn nên bổ sung thêm đậu bắp vào thực đơn của mình.

3. Cà chua

Bà bầu nên thường xuyên bổ sung cà chua trong thực đơn dinh dưỡng của mình để giảm stress và chống lão hoá. Các món ăn từ cà chua rất dễ chế biến như salad rau, cá sốt cà, canh cà chua trứng, nước ép cà chua… Bạn cũng có thể sử dụng cà chua để làm đẹp như đắp cà chua với sữa chua không đường, mật ong để làm sáng da, mờ vết thâm….

4. Rau cải chíp

Bên cạnh sắt và canxi, cải chíp giàu cả kali, omega 3 và vitamin có lợi khác. Đây đều là các vi chất cần thiết tốt cho cả mẹ và thai nhi.

5. Bà bầu nên ăn rau cần

Rau cần chứa rất nhiều chất dinh dưỡng như carotene, axit nicotinic, vitamin B, C, canxi, phốt pho, sắt, giàu chất xơ… Các chất này có tác dụng thanh nhiệt, mát máu, lợi tiểu, an thần và giảm huyết áp…

6. Rau súp lơ xanh

Trong các loại rau tốt cho bà bầu không thể thiếu súp lơ xanh. Do chứa nhiều sắt và axit folic nên loại rau này vừa hỗ trợ sức khoẻ cho bà bầu, vừa hỗ trợ cho thai nhi phát triển toàn diện. Để chế biến súp lơ xanh bạn nên luộc hoặc hấp chín, xào với thịt bò để giữ nguyên chất dinh dưỡng có trong rau, cung cấp thêm chất đạm cho mẹ bầu.

7. Bí đỏ

Các dưỡng chất có trong thân, hoa, lá, quả của bí đỏ đều tốt cho phụ nữ mang thai. Bạn có thể xào hoặc luộc đọt bí non, hoa bí xào tỏi hoặc thịt bò. Quả bí đỏ nấu canh xương vừa có tác dụng hồi phục thể lực, vừa kích thích được cảm giác thèm ăn cho bà bầu.

8. Atiso

Atiso rất giàu choline, folate, magiê, chất xơ, ít béo và cholesterol giúp bảo vệ thai nhi chống lại nguy cơ bị khuyết tật ống thần kinh, ngăn ngừa trẻ sinh ra nhẹ cân, giảm táo bón khi mang thai, giảm chuột rút và chứng bồn chồn khi mang thai. Cách chế biến đơn giản là bạn hầm bông atiso với chân giò heo để uống nước canh, vừa thơm ngon lại bổ dưỡng.

Ngoài ra, bạn có thể uống trà atiso hằng ngày thay cho nước lọc vừa mát gan, vừa có lợi cho thai nhi.

Các loại rau bà bầu không nên ăn

Ngải cứu: Bà bầu ba tháng đầu ăn nhiều ngải cứu sẽ gia tăng nguy cơ ra máu, co bóp cổ tử cung nên dẫn đến sảy thai hoặc sinh non.

Rau ngót: Rau ngót cho bà bầu sẽ có nguy cơ sảy thai cao do rau có chứa hàm lượng papaverin cao. Các mẹ đã có tiền sử sảy thai thì không nên ăn loại rau này.

Rau răm: Đây là loại rau đứng đầu danh sách những loại rau bà bầu không nên ăn vì có thể gây thiếu máu cho thai phụ, thậm chí là sảy thai, sinh non.

Rau sam: Do có tính hàn khá cao giúp giải độc, thanh nhiệt cơ thể nhưng lại gây kích thích co bóp tử cung ở phụ nữ mang thai, dẫn đến nguy cơ sảy thai cao.

Rau chùm ngây: Bạn sẽ vô cùng ngạc nhiên khi thấy rau chùm ngây nằm trong danh sách những loại xanh bà bầu không nên ăn. Mặc dù có hàm lượng dinh dưỡng cao nhưng rau chùm ngây cũng có chứa chất alpha-sitosterol, một loại hormone tương tự estrogen với chức năng ngăn ngừa mang thai, làm co bóp tử cung từ đó dẫn tới sảy thai.

Nguồn : bau.vn

  • Không chỉ cá hồi, loại quả dân dã này cũng chứa đầy omega-3, cực tốt cho mẹ bầu

    Không cần tìm đến những món ăn đắt đỏ như cá hồi, mẹ bầu hoàn toàn có thể bổ sung omega-3 – dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển của thai nhi – thông qua một loại quả quen thuộc, dễ tìm, giá cả phải chăng. Loại quả này còn được giới chuyên gia dinh dưỡng mệnh danh là “thuốc bổ tự nhiên” nhờ những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe.
  • Bí quyết giữ dáng và thư giãn tinh thần cho mẹ bầu qua các bài tập đơn giản

    Mang thai là hành trình kỳ diệu nhưng cũng đầy thử thách với cơ thể và tinh thần của người phụ nữ. Để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh, bên cạnh chế độ dinh dưỡng hợp lý, việc vận động nhẹ nhàng và đúng cách đóng vai trò vô cùng quan trọng. Dưới đây là một số bài tập được khuyến nghị giúp mẹ bầu duy trì sức khỏe và cảm thấy thư giãn trong suốt thai kỳ
  • Chỉ cần thay đổi vài thói quen, mẹ bầu đã có thể tránh ốm suốt 9 tháng thai kỳ

    Mang thai là giai đoạn cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi về nội tiết và miễn dịch, khiến họ dễ bị cảm cúm, ho sốt, nhiễm siêu vi hơn bình thường. Làm sao để mẹ bầu vẫn khỏe mạnh suốt thai kỳ, ít ốm vặt mà không cần dùng đến thuốc? Dưới đây là những cách đơn giản, khoa học giúp tăng cường hệ miễn dịch an toàn cho bà bầu, đã được bác sĩ khuyến khích áp dụng.
  • Mẹ bầu thèm ăn suốt ngày: Bình thường hay dấu hiệu bất ổn?

    Trong suốt thai kỳ, nhiều mẹ bầu thường xuyên cảm thấy đói hoặc thèm ăn một cách bất thường — thậm chí chỉ vừa ăn xong vẫn thấy muốn ăn tiếp. Cảm giác này có thể khiến mẹ bối rối, lo lắng không biết cơ thể mình có đang gặp vấn đề gì không, liệu có ảnh hưởng đến thai nhi không. Vậy, hiện tượng thèm ăn liên tục khi mang thai có phải là điều bất thường?
  • Mẹ bầu đái tháo đường nên ăn gì? Gợi ý thực phẩm giàu vi chất, an toàn cho thai kỳ

    Trong thai kỳ, việc kiểm soát đường huyết là vô cùng quan trọng đối với những mẹ bầu mắc đái tháo đường. Bên cạnh việc tuân thủ chỉ định y khoa, chế độ dinh dưỡng hợp lý chính là "chìa khóa vàng" giúp đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, không ít mẹ bầu băn khoăn: ăn gì để vừa kiểm soát đường huyết, vừa bổ sung đủ vi chất thiết yếu cho sự phát triển của em bé?Dưới đây là danh sách những thực phẩm giàu vi chất nhưng vẫn an toàn cho mẹ bầu bị đái tháo đường, được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị.
  • Vì sao mẹ bầu hay mất ngủ? 6 nguyên nhân thường gặp và cách cải thiện tự nhiên

    Mang thai là một hành trình kỳ diệu nhưng cũng đầy thử thách, đặc biệt là với giấc ngủ. Rất nhiều mẹ bầu than phiền về tình trạng mất ngủ, khó ngủ hoặc ngủ chập chờn trong suốt thai kỳ. Giấc ngủ không chất lượng không chỉ khiến mẹ mệt mỏi, cáu gắt mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Dưới đây là 6 nguyên nhân phổ biến gây mất ngủ khi mang thai và những cách khắc phục tự nhiên, an toàn mà mẹ bầu có thể áp dụng ngay tại nhà.