Những loại sốt ở trẻ thường gặp mà cha mẹ cần biết

Cha mẹ cần phân biệt được những loại sốt ở trẻ thường gặp. Sốt là phản ứng miễn bảo vệ cơ thể trước tác nhân gây bệnh ở trẻ nói chung.

Sốt ở trẻ em là triệu chứng phổ biến, thường gặp và có dấu hiệu gia tăng. Điều đó khiến nhiều bậc cha mẹ cảm thấy bất an, lo lắng. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới việc trẻ sốt, tùy từng loại sốt ở trẻ mà cha mẹ cần có những phương pháp điều trị cũng sẽ khác nhau.

Những loại sốt ở trẻ mà cha mẹ cần biết

Sốt siêu vi

Sốt siêu vi xuất hiện ở trẻ thông qua các trường hợp như do trẻ bị nhiễm virus. Đặc biệt tăng cao ở thời điểm giao mùa, trong trường hợp trẻ bị sốt siêu vi cha mẹ không nên tự ý cho trẻ uống thuốc kháng sinh mà không có sự chỉ định của bác sĩ. Đối với sốt siêu vi ở trẻ, sốt sẽ giảm dần sau 3 ngày.

Sốt sau tiêm vaccine

Có thể cha mẹ chưa biết, một trong những loại sốt ở trẻ đó là sau khi cha mẹ đưa trẻ đi tiêm vaccine về. Sau khi trẻ được tiêm vaccine vào trong cơ thể, đồng nghĩa với việc một hàm lượng nhỏ vi khuẩn có khả năng làm giảm đi hoạt lực, chúng sẽ sinh sản ra những kháng thể để chống lại vi khuẩn làm hại tới có thể trẻ. Cha mẹ cần lưu ý và theo dõi trẻ đặc biệt khi đưa trẻ đi tiêm vaccine về. Ngoài việc trẻ sẽ xảy ra tình trạng sốt, trẻ cũng có khả bị sốc phản vệ sau khi tiêm vaccine.

Sốt xuất huyết

Không chỉ là một trong những loại sốt ở trẻ, sốt xuất huyết còn thường gặp ở người lớn, nên cha mẹ không nên chủ quan với loại sốt này đâu nhé. Thông thường, các cha mẹ thường không nắm rõ các dấu hiệu hay triệu chứng của sốt xuất huyết hay lầm tưởng chúng sang các loại sốt khác. Tuy nhiên, cha mẹ cần đặc biệt lưu ý đến các dấu hiệu trẻ bị mắc sốt xuất huyết, chúng có thể dẫn đến những biến chứng cực kỳ nguy hiểm, thậm chí đe dọa đến tính mạng của trẻ.

Sốt phát ban

Sốt phát ban ở trẻ không phải hiện tượng quá nghiêm trọng, đó là hiện tượng trẻ bị nhiễm trùng nhẹ. Đặc điểm của sốt phát ban là sốt xong trẻ mới bị phát ban, trong một số trường hợp hiếm trẻ sẽ gặp một số biến chứng nguy hiểm do sốt quá cao.

Sốt nhiễm khuẩn

Sốt do trẻ bị nhiễm khuẩn là một trong những loại sốt ở trẻ ít phổ biến hơn so với các loại sốt khác. Một số nguyên nhân dẫn đến sốt do nhiễm khuẩn ở trẻ là trẻ bị tai mũi họng, nhiễm trùng máu, viêm màng não…

Cha mẹ có thể cho trẻ dùng thuốc để hạ sốt, sau đó đưa trẻ đến các cơ sở y tế hay các bệnh viện gần nhất để thăm khám và được điều trị kịp thời.

Nguồn : bau.vn

  • Dinh dưỡng khoa học – Chìa khóa giúp trẻ thoát khỏi còi xương

    Còi xương là một trong những tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trong giai đoạn từ 6 tháng đến 3 tuổi. Nguyên nhân chủ yếu là do thiếu vitamin D, canxi và phốt pho – những dưỡng chất quan trọng cho sự phát triển hệ xương. Việc xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý và đầy đủ là yếu tố then chốt để phòng ngừa và cải thiện tình trạng này. Dưới đây là những lưu ý quan trọng dành cho cha mẹ trong việc chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ còi xương.
  • Trẻ bị sởi nên ăn gì? 4 lưu ý quan trọng cha mẹ đừng bỏ qua

    Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, thường gặp ở trẻ em và dễ bùng phát thành dịch nếu không được kiểm soát tốt. Ngoài việc tuân thủ điều trị và chăm sóc y tế, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng giúp trẻ tăng sức đề kháng và phục hồi nhanh chóng. Dưới đây là 4 lưu ý cha mẹ nên ghi nhớ khi xây dựng chế độ ăn cho trẻ bị sởi.
  • Trẻ ăn chay từ bé: Lựa chọn nuôi dưỡng hay rủi ro sức khỏe?

    Trong bối cảnh ngày càng nhiều gia đình theo đuổi lối sống xanh, bền vững và nhân đạo, việc cho trẻ ăn chay từ nhỏ đang trở thành một xu hướng được quan tâm. Tuy nhiên, giữa những lời khen ngợi và cảnh báo, nhiều bậc cha mẹ vẫn băn khoăn: liệu một chế độ ăn chay có thực sự phù hợp và an toàn cho trẻ nhỏ đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ cả về thể chất lẫn trí tuệ?
  • Chế độ ăn phù hợp cho trẻ rối loạn tiêu hóa: Cha mẹ cần biết gì?

    1. Tầm quan trọng của chế độ ăn cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa Rối loạn tiêu hóa là bệnh phổ biến gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe trẻ em. Nguyên nhân do hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch của trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ dưới 2 tuổi còn non yếu, khiến trẻ dễ bị vi khuẩn, virus, ký sinh trùng tấn công gây bệnh đường tiêu hóa. Ngoài ra, tình trạng vệ sinh kém, sử dụng thuốc kháng sinh kéo dài… Đặc biệt là chế độ dinh dưỡng không hợp lý hay dị ứng thực phẩm… cũng là nguyên nhân quan trọng dễ gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, việc cho trẻ ăn dặm quá sớm, ăn các món ăn khó tiêu, nhiều đạm, nhiều dầu mỡ, ăn không đúng bữa, uống sữa phù hợp với độ tuổi, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm… là những sai lầm thường gặp dẫn đến rối loạn tiêu hóa ở trẻ. Theo TS.BS Phan Bích Nga, Giám đốc Trung tâm khám tư vấn dinh dưỡng trẻ em, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, đa phần trẻ […]
  • Thiếu vitamin A nguy hiểm ra sao với trẻ em và phụ nữ sau sinh?

    Vitamin A là một vi chất dinh dưỡng thiết yếu, đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe, đặc biệt là với trẻ nhỏ và phụ nữ sau sinh. Tuy nhiên, tại Việt Nam, tình trạng thiếu vitamin A vẫn còn xảy ra ở nhiều nơi, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển và sức đề kháng của trẻ, cũng như quá trình hồi phục sau sinh của người mẹ. Vậy tại sao vitamin A lại quan trọng đến vậy? Hãy cùng tìm hiểu.
  • 3 bí quyết khiến bé thích uống sữa mà mẹ không ngờ tới

    Sữa là nguồn dinh dưỡng quan trọng giúp trẻ phát triển khỏe mạnh toàn diện, cung cấp canxi, protein, vitamin và khoáng chất cần thiết. Tuy nhiên, nhiều bé lại không thích uống sữa vì vị nhạt hoặc ngán ngấy. Làm sao để bé vui vẻ uống đủ sữa mỗi ngày mà không cần ép? Hãy thử ngay 3 tuyệt chiêu “đánh lừa” vị giác dưới đây để bé yêu thích sữa hơn nhé!