Những loại trà uống tốt cho mẹ bầu để con đẹp mẹ xinh

Uống trà có rất nhiều lợi ích cũng như công dụng đối với sức khoẻ của con người tuy nhiên loại trà nào uống tốt cho mẹ bầu thì còn nhiều người chưa biết đến.

Trà là đồ uống phổ biến thứ hai trên thế giới. Nó làm bằng cách ngâm lá, chồi, hay cành của cây chè vào nước sôi từ vài phút đến vài giờ. Lá chè có thể được oxy hóa, sấy rang, phơi, hay pha thêm các loài thảo mộc khác như hoa, gia vị, hay trái cây khác trước khi chế vào nước sôi. Vậy loại trà nào mẹ bầu uống tốt cho thai nhi?

trà tốt cho mẹ bầu

Top các loại trà mà mẹ bầu uống tốt cho thai nhi

1. Trà hoa cúc

Hoa cúc thường được chế biến sử dụng làm hương thơm và mỹ phẩm, loài hoa này dễ trồng và dễ chăm nên được sử dụng rộng rãi trên toàn cầu đặc biệt là chế biến thành trà từ loài hoa này. Chế biến trà hoa cúc khá đơn giản. Bỏ 1 thìa bột hoa cúc khô vào cốc nước nóng. Khuấy lên 20 – 30 giây trước khi sử dụng bộ lọc để loại bỏ cặn. Để tăng hương vị của trà thảo dược này, bạn có thể cho thêm 1 thìa mật ong hữu cơ. Loại trà này có rất nhiều tác dụng và giúp tăng cường hệ miễn dịch cho mẹ bầu.

2. Trà hoa hồng uống tốt cho mẹ bầu

Trà hoa hồng là loại trà thảo dược làm từ nụ hoa hồng tươi hoặc sấy khô, uống trà hoa hồng có tác dụng đẹp da, giảm cân, tốt cho sức khỏe. Một số tác dụng nổi bật khác như hỗ trợ tiêu hoá, giảm căng thẳng mệt mỏi và phòng ngừa ung thư. Bên cạnh đó, mẹ bầu uống loại trà này rất tốt cho sức khoẻ, nó mang lại giấc ngủ ngon, giảm căng thẳng mệt mỏi, giảm buồn nôn trong thời gian ốm nghén.

3. Trà bồ công anh

Bồ công anh hay rau bồ cóc, diếp hoang, diếp dại, mót mét, mũi mác, diếp trời, rau mũi cày là một loài cây thân thảo thuộc họ cúc, sống một năm hoặc hai năm. Trà bồ công anh là loại trà được làm từ lá hoặc rễ của cây bồ công anh. Một số nơi thì người ta còn dùng cả hoa để làm làm thành trà. Rễ và lá của cây bồ công anh có hương vị cũng như dược tính khác nhau. Thế nên khi mua trà bồ công anh thì bạn cần phải lưu tâm đến việc là mình mua lá hay rễ của loại cây này.

4. Trà lá mâm xôi đỏ

Lá cây mâm xôi đỏ rất giàu vitamin và khoáng chất. Nó là nguồn cung cấp vitamin B, vitamin C và một số khoáng chất như kali, magie, kẽm, photpho và sắt. Tuy nhiên, đáng chú ý nhất là đặc tính chống oxy hóa. Việc mẹ bầu uống trà lá mâm xôi đỏ làm quá trình chuyển dạ diễn ra nhanh hơn vì trong lá mâm xôi chứa hợp chất fragrance có khả năng tăng cường hoạt động và sức khỏe của nhóm cơ xương chậu. Bao gồm cả hoạt động của thành tử cung. Nhờ đó, việc sinh nở được hỗ trợ diễn ra thuận lợi và dễ dàng hơn.

5. Trà bạc hà

Thành phần:

  • 1 nắm lá bạc hà khô hoặc 1 túi trà bạc hà
  • 1 vài nhánh lá bạc hà tươi
  • 2 cốc nước nóng
  • Cỏ ngọt hoặc đường hoặc mật ong (không bắt buộc)

Hướng dẫn cách làm:

Bước 1: Đun nóng nước suối khoảng 80 độ C, sau đó dùng nước sôi ủ 3 gói trà túi lọc và lá bạc hà vào. Để hỗn hợp trà từ từ ngấm 3 – 5 phút cho ra ra nước thì bạn vớt các túi trà ra.

Bước 2: Đợi trà nguội một lát, bạn rót trà qua rây lọc vào bình, vắt 1/2 quả chanh lấy nước cốt cho vào bình. Sau đó cho thêm 15ml siro bạc hà trắng + 30ml nước đường vào. Nếu thích, bạn có thể cho thêm một ít mật ong vào thức uống. Trà này khi kết hợp với các loại cỏ ngọt, cam thảo, chanh, hoa cúc, đường phèn, mật ong hay gừng đều giúp trà đặc biệt thơm ngon hơn.

Bước 3: Cuối cùng, thêm vào thức uống một vài lá bạc hà tươi và lát chanh mỏng vào bình, có thể uống ấm ngay hoặc thêm đá tùy thích. Tuy nhiên, khi thêm đá, bạn cần tăng độ ngọt lên trước khi thưởng thức.

Trên đây là một số các loại trà tốt cho mẹ bầu, bạn có thể tham khảo và tìm mua các loại trà trên tuy nhiên cần chú ý xem xét thành phần bên trong trà trước khi sử dụng, một số loại trà cũng cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ. Chị em cần chú ý đọc kĩ hướng dẫn, tìm hiểu thông tin để đảm bảo an toàn trước khi sử dụng.

Nguồn : bau.vn

  • Mẹ bầu nên làm gì để chuyển dạ dễ dàng hơn ?

    Chuyển dạ là một trong những giai đoạn quan trọng và thử thách nhất trong hành trình mang thai của người phụ nữ. Đối với nhiều mẹ bầu, cảm giác hồi hộp, lo lắng và thậm chí là sợ hãi trước “giờ G” là điều hoàn toàn dễ hiểu. Tuy nhiên, nếu được chuẩn bị kỹ càng từ thể chất đến tinh thần, mẹ hoàn toàn có thể vượt qua giai đoạn này một cách nhẹ nhàng, chủ động và an toàn hơn.Dưới đây là những lời khuyên hữu ích và thiết thực giúp mẹ bầu có một cuộc chuyển dạ thuận lợi, giảm đau và tăng cơ hội sinh thường thành công.
  • Chế độ ăn dành cho mẹ bầu bị đa ối-Ăn làm sao cho mẹ khỏe,con an toàn ?

    Mang thai là hành trình kỳ diệu, nhưng đôi khi cũng không tránh khỏi những “bất thường” cần mẹ quan tâm hơn một chút – như tình trạng đa ối. Nếu bác sĩ chẩn đoán bạn bị đa ối, đừng hoang mang. Ngoài việc theo dõi sát sao y tế, mẹ hoàn toàn có thể kiểm soát lượng nước ối phần nào qua chế độ ăn uống khoa học và hợp lý.
  • Mẹ bầu nuôi thú cưng: Cẩn trọng với những rủi ro sức khỏe tiềm ẩn

    Thú cưng từ lâu đã là người bạn thân thiết, mang lại niềm vui và sự gắn kết cho nhiều gia đình. Tuy nhiên, khi trong nhà có mẹ bầu, việc chăm sóc thú cưng cần được cân nhắc kỹ càng hơn. Dù hầu hết các loài thú nuôi đều khá an toàn nếu được chăm sóc tốt, nhưng vẫn tồn tại những rủi ro sức khỏe tiềm ẩn mà mẹ bầu không nên xem nhẹ.
  • Sốt xuất huyết khi mang thai: Cảnh báo những biến chứng nguy hiểm cho mẹ và bé

    Mỗi năm, vào mùa mưa, số ca mắc sốt xuất huyết lại tăng cao ở nhiều địa phương. Đây là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do muỗi Aedes aegypti truyền virus dengue. Đặc biệt, với phụ nữ đang mang thai, sốt xuất huyết không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn tiềm ẩn nhiều rủi ro nghiêm trọng cho thai nhi, từ sảy thai đến sinh non, thậm chí tử vong.Việc hiểu rõ mức độ nguy hiểm, dấu hiệu cảnh báo và cách phòng ngừa là điều hết sức cần thiết để mẹ bầu có thể bảo vệ bản thân và em bé trong bụng một cách tốt nhất.
  • Những yếu tố nào ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi ?

    Cân nặng của thai nhi là một trong những chỉ số quan trọng phản ánh sự phát triển toàn diện trong bụng mẹ. Tuy nhiên, không phải lúc nào thai nhi cũng đạt cân nặng tiêu chuẩn, và điều này chịu ảnh hưởng từ rất nhiều yếu tố khác nhau. Cùng tìm hiểu những yếu tố quyết định đến cân nặng của bé ngay từ khi còn trong bụng mẹ.
  • "Đẻ không đau" và những tác dụng phụ có thể mẹ chưa biết

    Đẻ không đau đang là một phương pháp được nhiều mẹ lựa chọn khi chuẩn bị vượt cạn. Đẻ không đau có thật sự như tên gọi hay tiềm ẩn nhiều nguy cơ khác?