Những lưu ý bố mẹ giúp bố mẹ dạy bé đi xe đạp an toàn mà lại không tốn nhiều thời gian

Xe đạp không chỉ là một phương tiện mà còn là công cụ giúp chúng ta nâng cao sức khỏe thông qua việc dành thời gian để đạp xe mỗi ngày.

Chính vì vậy, cách dạy bé đi xe đạp như thế nào để giúp bé tự tin đạp xe mà vẫn đảm bảo an toàn chính là vấn đề được rất nhiều phụ huynh quan tâm.

Tập trung vào việc dạy bé cách giữ thăng bằng khi tập đi xe đạp

Học cách giữ thăng bằng chính là một bước khởi đầu rất quan trọng trong tập đi xe đạp. Đầu tiên, bố mẹ sẽ cần điều chỉnh yên xe cho phù hợp với chiều cao của bé. Điều này đồng nghĩa với việc trẻ có thể duỗi thẳng chân cũng như bàn chân chạm được xuống đất khi ngồi trên yên xe đạp. Bên cạnh đó, bố mẹ có thể tạm thời tháo bỏ bàn đạp để giúp bé tập trung vào học cách giữ thăng bằng khi ngồi trên yên xe.

Bước tiếp theo, bố mẹ hãy dạy trẻ cách cầm ghi đông xe đạp và hướng dẫn bé cách bóp phanh xe. Khi học về giữ thăng bằng, bố mẹ có thể yêu cầu trẻ dùng chân để đẩy xe di chuyển về phía trước. Sau đó, khi đã quen hơn với cảm giác ngồi trên xe thì trẻ mới có thể nhấc cả hai chân khỏi mặt đất để lướt đi một đoạn (tương tự như đi xe đạp thăng bằng). Song song với đó là chính là lúc bố mẹ dạy cho trẻ cách bóp phanh xe khi muốn dừng lại.

Thông thường, khi mới tập đi xe đạp và học cách giữ thăng bằng, việc lắc lư chao đảo là cực kỳ bình thường. Chính vì thế bố mẹ có thể hỗ trợ và giúp trẻ tự tin hơn bằng cách giữ vai, cổ hoặc lưng của bé trong quá trình tập lái xe. Bố mẹ hãy nhớ rằng chỉ nên giúp bé ngồi vững chứ không kiểm soát xe đạp bởi vậy không cần giữ chặt tay lái mà hãy để trẻ tự do điều khiển xe.

Điều chỉnh vị trí bàn đạp cho bé

Khi bé đã biết cách giữ thăng bằng khi ngồi trên xe đạp, bố mẹ hãy gắn lại bàn đạp đồng thời nâng cao yên xe một chút để sẵn sàng cho việc tập đi xe đạp. Cách tập xe đạp cho bé đúng cách phải xét đến cách chỉnh vị trí của bàn đạp. Cụ thể bàn đạp dành cho chân thuận (tùy theo từng bé) sẽ được xoay đến vị trí cao hơn so với bàn đạp dành cho chân còn lại.

Bước tiếp theo, bố mẹ hãy yêu cầu trẻ đặt chân thuận lên bàn đạp rồi hô 1, 2, 3 để trẻ đạp xuống và nhấc chân kia khỏi mặt đất để đặt lên bàn đạp còn lại. Trong khi trẻ mới đạp về phía trước vài mét, bố mẹ hãy tiếp tục giữ vai hoặc lưng của bé để giúp con yên tâm hơn khi đạp xe.

Như phần trên đã đề cập, bố mẹ chỉ cần giúp trẻ ngồi vững hơn chứ không giữ và kiểm soát xe đạp. Khi trẻ đạp được vài mét, bố mẹ hãy dần dần thả tay ra để trẻ có thể tự lái. Việc vấp ngã khi bé tập đi xe đạp là hoàn toàn bình thường vì vậy bố mẹ cũng đừng quá lo lắng.

Hãy luôn đồng hành trong quá trình dạy bé tập xe đạp

Để trẻ chủ động và tự tin điều khiển xe một mình là rất quan trọng. Tuy nhiên bố mẹ cũng không nên dừng việc hỗ trợ quá sớm, đặc biệt là khi cảm thấy con chưa sẵn sàng để lái xe một mình. Bên cạnh đó, hãy nhớ rằng thời gian tập xe đạp của mỗi đứa trẻ không giống nhau và không phải đứa trẻ nào cũng có thể thành công ngay trong một vài ngày.

Chính vì thế, khi con chưa tự tin thì bố mẹ hãy luôn đồng hành cùng con và kiên nhẫn hỗ trợ để tránh việc trẻ cảm thấy sợ hãi đối với việc tập xe đạp. Ngoài ra, việc điều khiển xe hai bánh cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro vì thế cần lưu ý quan sát con trong suốt quá trình tập xe đạp. Hãy luôn nhắc bé nhìn phía trước và luôn nhắc trẻ bóp phanh khi muốn dừng xe. Có thể nói rằng, đây chính là những nguyên tắc cơ bản trẻ để giúp bố mẹ dạy con đi xe đạp một cách an toàn. Bố mẹ hãy lưu ý nhắc nhở thường xuyên để đảm bảo an toàn cho trẻ.

Nguồn : bau.vn