Tình trạng ngôi thai ngược
Ngôi thai ngược là một dạng bất thường của thai nhi và có thể ảnh hưởng đến quá trình sinh nở, thường sẽ phải mổ lấy thai. Phần mông của thai nhi hướng xuống dưới cổ tử cung nên khi vượt cạn phần chân và mông của bé yêu sẽ ra trước, đầu ra sau.
Thông thường tới tuần thứ 28 của thai kỳ, có tới 15% thai nhi vẫn ngôi ngược. Những tuần sau đó đa số thai nhi sẽ bắt đầu quay thành ngôi thuận.
Từ tuần thứ 32 trở đi khi mẹ đặt tay lên bụng là có thể cảm nhận được đâu là đầu và đâu là mông của thai nhi. Đặc biệt sau mỗi lần siêu âm mẹ sẽ nhận được kết quả chính xác từ các bác sỹ.
Những nguyên nhân khiến ngôi thai bị ngược
Để xác định được nguyên nhân chính xác nhất dẫn tới ngôi thai ngược thì chưa có một nguyên nhân cụ thể nào. Các nhà khoa học chỉ ra, có thể do sự kết hợp từ một số lý do giữa mẹ và bé. Cụ thể như:
– Tình trạng sinh non: Quá trình chuyển dạ và sinh nở nếu diễn ra trước tuần thứ 35 của thai kỳ thì lúc này thai nhi chưa kịp quay đầu để thuận ngôi.
– Thể tích nước ối bất thường (đa ối hoặc thiếu ối): Trường hợp thai nhi có nước ối nhiều, thai nhi sẽ có nhiều không gian nên có thể dễ dàng xoay chuyển ở bất kỳ vị trí nào vào những tuần cuối thai kỳ. Ngược lại nước ối quá ít có thể khiến thai nhi bị kẹt và không có không gian để quay đầu.
– Trường hợp song thai hoặc đa thai: Đối với các trường hợp song thai hoặc đa thai do không gian trong bụng mẹ phải chia sẻ cho hai hoặc nhiều hơn hai thai nhi sẽ khiến thai nhi bị hạn chế hoạt động, không đủ diện tích để vùng vẫy và quay thuận thai.
– Tử cung, dạ con của mẹ có hình dạng bất thường: Khi tử cung của mẹ có hình dạng bất thường sẽ khiến thai nhi không thể quay đầu xuống dưới. Đa số các mẹ có khung xương chậu hẹp, vị trí rau bám thấp, tử cung phát triển không đầy đủ, tử cung đôi. Hoặc trường hợp tử cung có vách ngăn hoặc tử cung hình ống, khi sinh con đều khó có ngôi thai thuận.
– Các vấn đề như u xơ tử cung: Nếu trường hợp mẹ đồng thời vừa bầu vừa bị u xơ tử cung thì u xơ trong tử cung quá lớn có thể ảnh hưởng tới quá trình xoay ngôi thai.
– Trường hợp mẹ từng mang thai nhiều lần: Nếu mẹ đã từng sinh con từ 2 lần trở lên thì tử cung sẽ có khả năng co giãn kém và không tạo được không gian thoải mái, đầy đủ để thai quay thành ngôi thuận.
– Rấy rốn ngắn:Trường hợp dây rốn nối từ thai nhi với bánh nhau quá ngắn hoặc thai nhi bị dây rốn quấn cổ. Điều này sẽ gây ra những khó khăn cho việc quay đầu xuống dưới của thai nhi.
– Mẹ bầu nghiện thuốc lá, đã lớn tuổi: Đối với những trường hợp này đây cũng là nguyên nhân khiến ngôi thai không thuận.
– Các vấn đề về dị tật bẩm sinh: Ví dụ như bệnh tim, hội chứng Down, bệnh não… cũng là nguyên nhân khiến ngôi thai bị ngược.
Như vậy, trên đây chúng ta đã vừa cùng nhau đi tìm hiểu những mẹ bầu dễ có nguy cơ ngôi thai ngược. Nếu gặp phải trường hợp này thì các mẹ cũng không nên quá lo lắng và tìm kiếm giải pháp phù hợp nhất nhé!
Nguồn : Sức Khoẻ Cộng Đồng
http://suckhoe24h.suckhoecongdongonline.vn/nhung-me-bau-nao-de-co-nguy-co-ngoi-thai-nguoc-kho-sinh-thuong-a192200.html
Tags: Thai nhi chậm quay đầu