1. Ngôi thai ngược là gì?
Ngôi thai là phần trình diện thấp nhất của thai nhi với khung chậu của mẹ, là phần đầu tiên đi ra khỏi bụng mẹ khi chuyển dạ. Trong suốt thai kỳ (khoảng dưới 24 tuần tuổi) thai nhi thường sẽ di chuyển thường xuyên, thay đổi vị trí ở trong bụng mẹ. Càng đến những tuần cuối của thai kỳ, vị trí của thai nhi sẽ bình ổn hơn. Thường thì đến tuần 36 trở đi phần lớn ngôi thai sẽ ổn định, ít xoay hướng.
Ngôi ngược hay còn gọi là ngôi mông là phần mông hoặc chân của bé xuống phía dưới, vùng xương chậu của mẹ. Còn đầu của bé sẽ ở phía trên gần ngực của mẹ. Tỷ lệ ngôi mông khá thấp (chiếm từ 1 – 3%) trong các ca sinh nở. Tuy nhiên đây là những trường hợp sinh có thể gây ra nhiều nguy hiểm cho cả mẹ và con.
2. Những mẹ bầu nào dễ có nguy cơ ngôi thai ngược
Hai yếu tố hình thành ngôi thai ngược là khi sinh non (thai chưa kịp bình chỉnh thành ngôi thuận) và yếu tố thứ 2 là các yếu tố cản trở sự bình chỉnh của thai nhi. Với 2 nguyên nhân chính cụ thể:
- Tử cung của mẹ bầu nhỏ, khó bình chỉnh ở người con rạ sinh nhiều lần.
- Hình dáng tử cung bất thường bất thường như: tử cung bị dị dạng, tử cung đôi, tử cung 2 sừng, tử cung có nhân xơ, tử cung bị chèn ép bởi các khối u nang buồng trứng.
- Mẹ bầu có khung chậu hẹp.
- Tử cung, dạ con của mẹ có hình dạng bất thường khiến bé không thể xoay đầu xuống dưới. Đa số các mẹ có khung xương chậu hẹp, vị trí rau bám thấp, tử cung phát triển không đầy đủ, tử cung đôi, tử cung có vách ngăn hoặc tử cung hình ống khi sinh con đều khó có ngôi thai thuận.
- Các vấn đề như u xơ tử cung hoặc phát triển u xơ tử cung trong tử cung. Nếu u xơ tử cung trong tử cung quá lớn, nó cũng có thể ảnh hưởng đến quá trình xoay ngôi thai.
- Mẹ từng mang thai nhiều lần: Nếu mẹ đã từng sinh con từ 2 lần trở lên thì khả năng co giãn kém của tử cung sẽ không tạo được không gian thoải mái đủ cho quay thuận thai.
- Dây rốn ngắn: Dây rốn nối từ bé với bánh nhau quá ngắn hoặc bé bị dây rốn quấn cổ gây khó khăn cho việc quay đầu xuống dưới của bé.
- Mẹ lớn tuổi, nghiện thuốc lá hoặc lạm dụng thuốc cũng là nguyên nhân khiến ngôi thai không thuận.
Mẹ lớn tuổi, nghiện thuốc lá hoặc lạm dụng thuốc cũng là nguyên nhân khiến ngôi thai không thuận
- Các vấn đề về dị tật bẩm sinh, bao gồm: bệnh tim, đường tiêu hóa, và các vấn đề về não, chẳng hạn như hội dứng Down, bệnh não, hoặc tràn dịch não… cũng là một phần nguyên nhân khiến ngôi thai bị ngược.
3. Nguy cơ nào cho cả mẹ và bé khi có ngôi thai ngược?
Ngôi thai ngược không phải trường hợp hiếm gặp nhưng là tình trạng bất thường của thai nhi và có nhiều yếu tố nguy hiểm cho cả mẹ và con. Các trường hợp có thể xảy ra khi mang ngôi thai ngược được coi là nguy hiểm gồm:
- Ngôi ngược thai nhi dễ xảy ra vỡ nước ối trước và sau khi đau đẻ, cuống nhau thai sẽ theo nước ối đi ra ngoài. Dẫn đến tình trạng cạn ối, thai nhi thiếu oxi dễ gây ngạt và tử vong cho thai nhi. Vỡ nước ôi cũng là nguyên nhân làm mất cơn đau đẻ tự nhiên ở các mẹ bầu.
Ngôi ngược thai nhi dễ xảy ra vỡ nước ối trước và sau khi đau đẻ
- Thai ngược nên việc thai nhi ra khỏi bụng mẹ trở nên khó khăn. Nếu như thông thường ở ngôi thuận đầu của bé sẽ đi ra trước, sau đó sẽ đến vai và chân đi ra sau. Các bộ phận gọn gàng hơn khi đi ra khỏi bụng mẹ. Còn với ngôi thai ngược, phần chân hoặc mông của bé sẽ ra ngoài trước, rồi đến vai và đầu. Khi mông hoặc chân của bé ra trước với trường hợp xử lý không khéo có thể rất khó để phần đầu của bé đi ra ngoài được, dẫn đến bé bị ngạt thở. Hoặc có trường hợp bé bị gãy tay chân do không thể ra khỏi cơ thể mẹ một cách thuận tiện.
- Ngôi thai ngược gây nguy hiểm cho cả mẹ bầu với các ca khó sinh có thể gây biến chứng cho thai phụ.
Nguồn : Sức Khoẻ Cộng Đồng
http://suckhoe24h.suckhoecongdongonline.vn/nhung-me-bau-nao-de-co-nguy-co-ngoi-thai-nguoc-rat-kho-sinh-thuong-a180442.html