Những món ăn bổ dưỡng tốt nhất cho trẻ còi xương mẹ không nên bỏ lỡ

Trẻ còi xương nguyên nhân chủ yếu là do thiếu hụt vitamin D, ảnh hưởng tới quá trình hấp thu canxi. Những món ăn bổ dưỡng sau nhằm bổ sung dưỡng chất thiếu hụt để trẻ phát triển toàn diện.

Nếu trẻ đang bị còi xương, bạn hãy xem lại thực đơn dinh dưỡng và bổ sung những món ăn dưới đây!

Nhận biết trẻ còi xương

Tình trạng bệnh này thường gặp ở các trẻ nhỏ dưới 3 tuổi. Nguyên nhân được bắt nguồn từ thiếu ánh sáng tự nhiên, không cho bé tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, thiếu cân, sinh non, bé kém hấp thu, không được bú sữa mẹ…

Nếu trẻ có các biểu hiện như hay quấy khóc, ngủ không ngon, biếng ăn, ra nhiều mồ hôi trộm, rụng tóc vành khăn, chậm mọc răng, chậm vận động… Điều đó, có nghĩa bé đang bị thiếu hụt vitamin D dẫn đến còi xương. Ngoài ra, các trường hợp nặng hơn bao gồm: trẻ bị biến đổi xương ở thóp rộng, có chuỗi hạt sườn, biến dạng lồng ngực, chân vòng kiềng hoặc chữ bát…

Tuy nhiên, đó chỉ là các dấu hiệu nhận biết sơ bộ, để chắc chắn về tình trạng bệnh, mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ để thăm khám.

Những món ăn cho trẻ còi xương

1. Làm bột chân cua

Nguyên liệu 

300gram chân cua

50gram hạt sen

Cách làm 

Bước 1: Bạn mang các nguyên liệu rửa sạch và phơi khô.

Bước 2: Đem chân cua và hạt sen xay thành bột nhuyễn mịn và trộn đều với nhau.

Cách sử dụng

Với mỗi bữa ăn, mẹ trộn 1 thìa cà phê bột chân cua với hạt sen vào bát cơm, hay cháo hoặc thức ăn đều được.

Ngày ăn 2 lần, ăn liền trong vòng 15-20 ngày.

2. Cháo lòng đỏ trứng gà cho trẻ còi xương

Nguyên liệu 

2 quả trứng gà, nếu có trứng gà ta sẽ tốt hơn.

40gram gạo tẻ

10gram gạo nếp

 

Cách làm 

Bước 1: Luộc chín trứng gà, bỏ lòng trắng, dùng lòng đỏ sấy khô dưới máy sấy hoặc lò nướng, sau đó tán mịn thành bột.

Bước 2: Trộn gạo nếp và tẻ, cho lên chảo rang qua và xay thành bột.

Bước 3: Trộn bột trứng và bột gạo, cho nước và nấu thành cháo. Nêm nếm gia vị để vừa ăn.

Cách sử dụng

Cho trẻ ăn lúc đói, ngày ăn 1 lần, ăn liền trong 20-30 ngày.

3. Cháo sụn heo

Nguyên liệu 

100gram sụn heo non

50gram gạo tẻ

Cách làm

Bước 1: Rửa sạch sụn heo với nước, để tránh mùi hôi bạn dùng muối trứng để sát vào thịt sau đó rửa lại với nước sạch.

Bước 2: Say nhỏ sụn heo, cho vào chảo đảo vàng cùng gia vị.

Bước 3: Rang gạo và xay nhuyễn, tiếp đến đổ sụn heo vừa đảo vào nấu nhừ thành cháo.

Cách sử dụng

Cho trẻ ngày ăn 2 bữa, ăn liền trong vòng 1 tháng.

4. Cháo tôm cho trẻ còi xương

Nguyên liệu 

150gram tôm hoặc nõn tôm tươi

50gram gạo tẻ

Cách làm

Bước 1: Tôm rửa sạch tác lấy thịt, vỏ và càng tôm để riêng, sấy khô tán thành bột mịn.

Bước 2: Thịt bôm băm nhỏ hoặc xay nhuyễn, xào qua với các gia vị.

Bước 3: Rang gạo và xay nhuyễn, trộn cùng bột càng tôm, vỏ tôm sau đó cho thịt tôm vào nấu thành cháo.

Cách sử dụng

Cho trẻ ăn 1 lần 1 ngày, ăn liền trong vòng 15 ngày.

Lưu ý, các món ăn này mẹ có thể cho trẻ ăn vào bữa phụ, ngoài ra ăn kèm cùng các thực phẩm khác để tránh mất cân bằng dinh dưỡng.

Với các trường hợp trẻ bị dị ứng hải sản, mẹ nên cho bé ăn các món ăn từ trứng và thịt heo.

Phòng tránh còi xương ở trẻ

Để tránh trường hợp trẻ bị còi xương, khi mang thai mẹ cần chú ý bổ sung đổ canxi và vitamin D. Trẻ sơ sinh cần được tiếp xúc với ánh nắng và được tắm nắng thường xuyên và nên cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu.

Trẻ đã ăn được thì nên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin D, canxi như tôm, cua, cá, ngao, sò, ốc, hến, phomai, trứng và sữa vào thực đơn. Nếu bổ sung vitamin D bằng các viên thực phẩm cần hỏi ý kiến bác sĩ.

Những món ăn cho trẻ bị còi xuong các mẹ có thể thay đổi thường xuyên để tránh nhàm chán nhé!

 

 

 

Nguồn : bau.vn