Những việc tưởng là tốt cho con, nhưng lại gây hại đến sức khỏe của trẻ

Các chuyên gia đã chỉ ra đây đều là những sai lầm phổ biến mà rất nhiều cha mẹ mắc phải trong quá trình chăm sóc con.

Mặc dù không thể chỉ rõ cho các cha mẹ cách nuôi dạy và chăm sóc sức khỏe cho trẻ, nhưng các chuyên gia lại có thể chỉ ra những sai lầm mà từ đó các ông bố bà mẹ có thể rút kinh nghiệm. Việc này sẽ giúp cho việc chăm sóc con của cha mẹ đỡ vất vả hơn.

1. Luôn bảo vệ con khỏi bị cảm lạnh

Các bác sĩ nói rằng cảm lạnh là bệnh thông thường của trẻ em. Có trẻ sẽ ốm mỗi tháng một lần, trung bình là khoảng 5 – 6 lần trong một năm. Đây là một căn bệnh do virus gây ra nên nó sẽ tự khỏi trong vòng 7 đến 10 ngày và không hề gây ra biến chứng gì.

Do đó, cha mẹ đừng lo lắng khi con bị cảm lạnh. Vì đây được xem là cơ hội để cơ thể trẻ học cách chiến đấu, tăng cường hệ miễn dịch.

2. Không thường xuyên kiểm tra dây đai an toàn của con khi ở trên xe ô tô

Mặc dù các ông bố bà mẹ rất tuân thủ luật giao thông khi sắm cho con ghế ngồi ô tô hoặc cho con thắt dây an toàn trong khi di chuyển bằng ô tô. Tuy nhiên, có một chi tiết mà các cha mẹ ít khi để ý. Đó là thường xuyên để mắt xem dây đai an toàn đã ở đúng vị trí hay chưa.

Đối với ghế ngồi ô tô dành cho trẻ em, cha mẹ nên lưu ý điểm kẹp nối giữa các dây đai phải nằm ở ngực của trẻ chứ không phải ở bụng.

Còn nếu con đã lớn, bạn có thể thắt dây an toàn thông thường, nhưng dây đai phải nằm trên vai chứ không phải kề sát vào cổ, và vòng qua nách.

3. Cắt móng tay của con quá sát

Mọi người thường rỉ tai nhau rằng phải cắt móng tay cho trẻ thật sạch sẽ, nếu không cắt được đến sát ngón tay thì phải dùng đồ dũa bớt đi để con khỏi cào cấu vào mặt.

Tuy nhiên, các chuyên gia lại khuyên rằng cha mẹ nên cắt móng tay bé theo hình tròn và giữ lại một ít móng trên bàn chân. Tuyệt đối không được cắt móng quá sát vào ngón tay, vì nó có thể là nguyên nhân khiến móng chân tay bị mọc ngược khi trẻ lớn lên.

4. Không cho con ngậm núm vú giả

Theo Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ, thật sai lầm khi cha mẹ cho rằng núm vú giả là độc hại đối với sức khỏe của trẻ. Vì ngậm núm vú giả thỏa mãn phản xạ mút của trẻ và giảm nguy cơ trẻ cho đồ vật hay tay và miệng. Bên cạnh đó, núm vú giả cũng không làm răng mọc lệch hoặc dẫn đến các vấn đề về răng miệng. Ngoài ra, núm vú giả còn giúp ngăn ngừa hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh.

5. Cho rằng con chỉ có một cái thóp

Thóp là một điểm mềm nằm phía trên gần đỉnh đầu của trẻ sơ sinh. Nó được bao phủ bởi lớp mô dày, là nơi kết nối của một số xương sọ. Nhờ có thóp mà hộp sọ có thể “biến hình”, đầu em bé có thể biến dạng để chui qua ống sinh hẹp.

Nhiều người cho rằng trẻ sơ sinh chỉ có một cái thóp và phải luôn cẩn trọng để bảo vệ nó. Tuy nhiên, các bác sĩ nói rằng trẻ sơ sinh có nhiều hơn 1 cái thóp. Ngoài thóp mềm đằng trước mọi người ai cũng biết ra, trẻ còn có 5 cái thóp nữa. Trong đó 4 cái nhỏ nhất sẽ đóng trong 3 ngày đầu sau sinh. Vì vậy, khi chào đời, trẻ có 2 thóp mềm. một cái ở gần đỉnh đầu và một cái ở phía sau đầu. Cả hai thóp này đều mềm và đều có thể ảnh hưởng đến não nếu thóp bị tổn thương. Do đó, cha mẹ cần cẩn thận với cả hai thóp của con.

6. Ép con ăn

Khi cha mẹ ép con ăn nghĩa là đã tước đi quyền con được đói. Vì không lúc nào đói nên trẻ sẽ không bao giờ đòi ăn. Thậm chí, việc ép con ăn còn có thể khiến trẻ bị viêm dạ dày, khó tiêu, amidan mở rộng hoặc u tuyến phì đại.

Cha mẹ nên biết rằng bản năng của trẻ là không bao giờ để mình bị đói. Trẻ sẽ đòi ăn khi cơ thể yêu cầu. Một đứa trẻ có thể không chịu ăn khi con bị kích thích quá mức như vừa ăn vừa đi dạo, hoặc vừa ăn vừa xem điện thoại. Điều này còn khiến trẻ bị khó tiêu dẫn đến một số triệu chứng như buồn nôn, nôn mửa, đau bụng, khó thở…

Thế nên, tốt nhất cha mẹ nên để con được ăn theo nhu cầu của mình, và khi ăn thì không nên đi dạo hoặc xem điện thoại.

7. Sợ con bị bẩn

Rất nhiều đứa trẻ không được cha mẹ cho phép chơi đất cát, nhảy bùn, tắm mưa, lội ruộng… chỉ vì nó bẩn. Trong mắt cha mẹ, đó là những nơi chứa đầy vi khuẩn, vi trùng virus, và lỡ con chơi xong mà bị bệnh thì có phải khổ cả nhà hay không. Vậy là, để bảo vệ con, cha mẹ đã không bao giờ cho phép con chạm vào những gì mà cha mẹ cho là bẩn.

Song, các bác sĩ nói rằng cho con tiếp xúc với một ít bụi và bẩn sẽ giúp trẻ tăng cường hệ miễn dịch, từ đó trẻ sẽ khỏe mạnh hơn.

8. Bế xốc nách hoặc đung đưa con bằng cách nắm hai tay

Cha mẹ tuyệt đối không được bế xốc nách hay chơi trò nắm lấy hai cổ tay con rồi tung lên. Điều này sẽ làm xương con bị tổn thương do các cơ và dây chằng của trẻ còn rất yếu. Vì vậy, cha mẹ nên cẩn trọng trong việc bế hay chơi đùa cùng con.

Có thể nói, nghề làm cha mẹ là nghề khó khăn nhất trên thế gian này. Bởi không có một cuốn sách, lớp học hay người hướng dẫn nào có thể chỉ dẫn cho bạn tận tình rằng phải làm cách nào để nuôi dạy một đứa trẻ. Trong khi đó, mỗi đứa trẻ lại là một cá thể khác nhau với những sở thích, cá tính hay đặc điểm riêng biệt.

Nguồn : Sức Khoẻ Cộng Đồng

  • Giao tiếp cảm xúc: Phương pháp chuyên gia khuyên dùng để nuôi dưỡng sự gắn kết với con

    Trong hành trình nuôi dạy con, giao tiếp không đơn thuần là trao đổi thông tin mà còn là sợi dây kết nối cảm xúc giữa cha mẹ và con cái. Nhiều bậc phụ huynh thường than phiền: “Con không chịu nói chuyện với mình”, “Con chỉ thích nói chuyện với bạn bè”... Nhưng ít ai biết rằng, để trẻ mở lòng, điều quan trọng không nằm ở việc hỏi, mà ở cách chúng ta lắng nghe.Dưới đây là những bí quyết vàng từ các chuyên gia tâm lý – giáo dục giúp cha mẹ giao tiếp với con hiệu quả và đầy yêu thương:
  • 3 điều cha mẹ nên giữ lại cho mình để con lớn lên hạnh phúc

    Tình yêu thương con cái là bản năng tự nhiên của cha mẹ. Tuy nhiên, không phải lúc nào sự chia sẻ toàn bộ cảm xúc, lo toan hay áp lực cũng là điều tốt. Cha mẹ thông minh là những người biết giữ lại một phần cho riêng mình, để bảo vệ tuổi thơ và tâm hồn non nớt của con. Dưới đây là 3 điều cha mẹ nên "giấu" con, không phải vì thiếu trung thực, mà là để yêu thương con một cách trưởng thành và lành mạnh hơn.
  • Sự "tàn nhẫn" đầy yêu thương: Cách dạy con khiến trẻ trưởng thành vượt trội

    Trong tình yêu thương vô bờ dành cho con, nhiều bậc cha mẹ luôn cố gắng bảo vệ con khỏi mọi va vấp và tổn thương. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia giáo dục hiện đại, sự “tàn nhẫn” có chọn lọc của cha mẹ trong cách dạy con lại có thể là bước ngoặt giúp trẻ trưởng thành và thành công hơn trong tương lai.Vậy “tàn nhẫn” ở đây có nghĩa là gì? Và tại sao điều tưởng như đi ngược với bản năng làm cha mẹ này lại trở thành một bí quyết giáo dục đáng suy ngẫm?
  • Đậu nành – “thực phẩm vàng” hay nguy cơ tiềm ẩn cho trẻ?

    Đậu nành từ lâu đã được biết đến là một thực phẩm giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe tim mạch, nội tiết và làn da. Tuy nhiên, khi nói đến trẻ em – đối tượng có hệ tiêu hóa và nội tiết chưa hoàn thiện – nhiều bậc cha mẹ băn khoăn: Liệu ăn đậu nành có thực sự tốt cho trẻ? Có ảnh hưởng gì đến sự phát triển sinh lý hay không? Hãy cùng tìm hiểu sự thật qua bài viết dưới đây.
  • Kỳ nghỉ hè an toàn, năng động cho bé: 6 điều cha mẹ cần làm

    Kỳ nghỉ hè là khoảng thời gian các bé được tạm rời sách vở, thỏa sức vui chơi và khám phá thế giới xung quanh. Tuy nhiên, không ít bậc phụ huynh băn khoăn làm sao để con có những ngày hè thật sự bổ ích, vừa khỏe mạnh, vừa tránh xa các thiết bị điện tử. Dưới đây là 6 mẹo đơn giản nhưng hiệu quả giúp trẻ năng động, khỏe mạnh và tràn đầy năng lượng trong suốt mùa hè.
  • Làm thế nào để biết con bạn có khả năng phát triển vượt trội

    Để nhận ra tiềm năng phát triển vượt trội ở trẻ, cha mẹ có thể dựa vào một số quan sát tinh tế và tín hiệu sớm dưới đây: