Nước ối trong cơ thể mẹ bắt nguồn từ đâu?

Nước ối là một môi trường giàu chất dinh dưỡng, có khả năng tái tạo và trao đổi, giữ một vai trò quan trọng đối với sự sống còn và phát triển của thai nhi nằm trong bụng mẹ. Vậy nước ối bắt nguồn từ đâu?

Nước ối là gì?

Nước ối là chất lỏng màu trong suốt xuất hiện từ ngày thứ 12 sau khi thụ thai. Khi thai nhi còn trong bụng mẹ thì em bé nằm trong túi ối – đó là túi hình thành từ màng ối và màng đệm. Thai nhi lớn lên và phát triển trong túi ối và được bao quanh bởi nước ối.

Nước ối chứa các thành phần quan trọng như: chất dinh dưỡng, hormone, kháng thể chống nhiễm trùng. Ở mức cao nhất, nước ối trong bụng của người mẹ đo được khoảng khoảng 1 lít. Sau 36 tuần mang thai, nước ối bắt đầu giảm khi cơ thể chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ.

Nguồn gốc, thành phần của nước ối

Sau khi mang thai, do sự thay đổi của nội tiết tố và môi trường tử cung nên nước ối được hình thành. Có rất ít nước ối trong tam cá nguyệt đầu tiên, nước ối được tạo thành bởi huyết tương phôi thai.

Với sự phát triển của thai nhi trong tam cá nguyệt thứ hai, nước tiểu do em bé bài tiết ra tạo thành nguồn nước ối chính. Ngoài ra nhau thai và dây rốn cũng tham gia vào quá trình cung cấp nước ối. Nước ối mang đến môi trường dễ chịu cho thai nhi và mẹ. Nước ối giúp thai nhi trong bị tác động bởi thế giới bên ngoài đồng thời làm giảm bớt giảm giác khó chịu của người mẹ.

Nước ối mang đến môi trường dễ chịu cho thai nhi và mẹ.

Cụ thể, thành phần của nước ối bao gồm hai phần:

1. Đầu thai kỳ: dịch lọc + huyết tương phôi;

2. Giai đoạn giữa và cuối thai kỳ: Nước trong bào thai rỉ ra qua da và hòa vào nước ối cùng với phân

Nước ối mang nhiều lợi ích nhưng không cần quá nhiều cũng như quá ít

Nước ối quá nhiều

Tình trạng này nước ối quá nhiều (đa ối) sẽ khiến tử cung to lên bất thường, đồng thời áp lực lên các chi dưới cũng tăng lên. Tử cung to ra cũng sẽ gây áp lực lên các cơ quan xung quanh và ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cơ thể thai phụ. Phụ nữ mang thai bị đa ối sẽ gặp các vấn đề như tim đập nhanh, khó thở, khó tiêu. Ngoài ra, tình trạng đa ối cũng có thể gây suy kiệt cơ thể khi sinh nở, thậm chí xuất huyết sau sinh.

Thiếu nước ối

Tình trạng thai nhi bị dị tật thận bẩm sinh sẽ gây ra thiểu ối ở mẹ. Ngoài ra, không thể loại trừ trường hợp thai phụ bị dị tật do cơ địa như chức năng nhau thai không hoàn thiện. Khi khám thai, nếu thấy thiếu ối, thai phụ cần bổ sung nước hợp lý, uống thêm nước canh, cháo.

Nước ối quá nhiều hoặc quá ít sẽ cản trở sự phát triển của thai nhi. Vì vậy, mẹ bầu cần chú ý đến số lượng, chất lượng nước ối khi mang thai. Khi mang thai 3 tháng cuối, mẹ bầu hãy cẩn thận, tránh va đập vào bụng, để tránh gây vỡ ối sớm. Nếu nước ối quá nhiều, em bé cũng có thể bị ngạt thở. Khi gặp trường hợp khẩn cấp như vậy, tốt nhất mẹ bầu nên tiếp tục nằm nghỉ, tìm vật gì đó nâng mông lên, cố gắng đừng để nước ối chảy ra ngoài và nhanh chóng đến bệnh viện gặp bác sỹ.

Nguồn : Sức khỏe cộng động

  • Thai giáo 3 tháng đầu: Tránh 5 sai lầm để nuôi dưỡng bé từ sớm

    Thai giáo là một trong những phương pháp nuôi dạy con từ trong bụng mẹ ngày càng được nhiều gia đình hiện đại quan tâm. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu đúng và thực hiện đúng cách, đặc biệt là trong ba tháng đầu – giai đoạn quan trọng đặt nền tảng cho sự phát triển toàn diện của thai nhi. Việc áp dụng sai cách có thể khiến mẹ căng thẳng, bé không tiếp nhận hiệu quả hoặc thậm chí gây ra tác động ngược. Dưới đây là 5 sai lầm phổ biến mà mẹ bầu cần tránh khi bắt đầu thai giáo từ sớm.
  • Bé nhẹ cân hay to quá mức: Do đâu? Mẹ cần biết từ sớm!

    Cân nặng thai nhi là một trong những chỉ số quan trọng phản ánh tình trạng phát triển của em bé trong bụng mẹ. Một thai nhi quá nhỏ hoặc quá lớn đều có thể tiềm ẩn những nguy cơ cho sức khỏe của cả mẹ và bé. Vì vậy, mẹ bầu cần hiểu rõ những yếu tố có thể ảnh hưởng đến cân nặng thai nhi để có kế hoạch chăm sóc phù hợp ngay từ sớm.
  • Thực phẩm giúp mẹ bầu giảm ốm nghén dễ kiếm quanh nhà

    Ốm nghén là tình trạng phổ biến trong tam cá nguyệt đầu tiên, ảnh hưởng đến hơn 70% mẹ bầu. Tình trạng buồn nôn, nôn ói, mệt mỏi không chỉ gây khó chịu mà còn làm mẹ lo lắng về dinh dưỡng cho thai nhi. Tin vui là một số thực phẩm quen thuộc, dễ tìm ngay tại chợ hoặc siêu thị có thể hỗ trợ giảm ốm nghén một cách tự nhiên và an toàn.
  • Súp lơ – Loại rau “vàng” mùa đông chứa vitamin C gấp 3 lần cam, cực tốt cho mẹ bầu

    Không chỉ là loại rau quen thuộc trong mỗi bữa ăn, súp lơ – đặc biệt là súp lơ xanh – được coi là “siêu thực phẩm” dành cho phụ nữ mang thai. Ít ai ngờ rằng loại rau này chứa lượng vitamin C cao gấp ba lần cam, đồng thời cung cấp nhiều dưỡng chất thiết yếu như folate, chất xơ, vitamin K... giúp mẹ khỏe, con phát triển toàn diện, lại cực kỳ dễ chế biến và ngon miệng.
  • Yoga giữa thai kỳ – Bí quyết giảm đau lưng và giữ dáng cho mẹ bầu

    Trong ba tháng giữa của thai kỳ, đau lưng là vấn đề phổ biến ở nhiều bà bầu. Thay vì chỉ tìm đến thuốc giảm đau, mẹ bầu có thể lựa chọn bộ bài tập yoga nhẹ nhàng, vừa giúp giảm căng cơ vùng lưng, vừa hỗ trợ sức khỏe tổng thể và duy trì vóc dáng.
  • Mẹ bầu ăn gì để da mịn, không sạm nám? 5 nhóm thực phẩm giúp “đẹp từ trong bụng”

    Nhiều mẹ bầu than phiền làn da trở nên xỉn màu, nổi mụn hoặc nám da trong thai kỳ. Thay vì phụ thuộc vào mỹ phẩm, một chế độ ăn uống khoa học có thể giúp cải thiện đáng kể vẻ ngoài của làn da từ bên trong. Dưới đây là những thực phẩm vàng giúp mẹ bầu vừa khỏe mạnh vừa giữ được làn da rạng rỡ, hồng hào suốt thai kỳ.