Nuôi con kiểu mẹ Nhật: Tuyệt chiêu trị trẻ biếng ăn mà không cần ép trẻ ăn

Mùa Đông là thời điểm nhạy cảm nhất với sức đề kháng của trẻ. Đây cũng là nỗi lo của các mẹ nếu trẻ biếng ăn, chậm tăng cân. Mẹ cùng xem giải pháp là gì nhé.

Tình trạng trẻ biếng ăn, chậm tăng cân luôn làm các mẹ đau đầu. Bởi cân nặng là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển của bé. Thay vì cứ ép trẻ ăn, mẹ đã có giải pháp nào thiết thực hơn chưa?

Dinh dưỡng hợp lý cho bé trong mùa lạnh

Thời tiết khắc nghiệt mùa đông là điểm đến của mầm bệnh, và trẻ em là đối tượng chính. Kiến thức về dinh dưỡng cho trẻ nên được ba mẹ đặt lên hàng đầu. Nói về chế độ dinh dưỡng thì vào bất kỳ thời điểm nào cũng quan trọng nhưng mùa đông nhu cầu năng lượng sẽ cần nhiều hơn vì phải thêm năng dưỡng chất để giữ ấm cho cơ thể.  Theo các chuyên gia, bạn cần tuân thủ theo nguyên tắc 4 nhóm thực phẩm cần thiết: Tinh bột – đường, đạm, vitamin – khoáng chất. Ngoài ra, mùa đông thường ít nắng, trẻ cần bổ sung vitamin D, A, C và chất sắt.

Bí quyết giúp trẻ biếng ăn tăng cân

Tăng cảm giác ngon miệng cho bé:

Mùa Đông trẻ dễ bị suy giảm sức đề kháng, dẫn đến mệt mỏi và cảm giác không ngon miệng dẫn đến tình trạng trẻ biếng ăn, kém hấp thụ. Nguyên do  cơ thể của trẻ thiếu một số chất dinh dưỡng nhất định như: kẽm, lysine, các loại vitamin nhóm B…

Vì vậy, để tăng thêm cảm giác ngon miệng cho bé và hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn, mẹ có thể chọn những nhóm thực phẩm có chứa những chất dinh dưỡng như: Nhóm thực phẩm giàu vitamin nhóm B (các loại đậu, thịt gà, gạo lứt, chuối,…). Nhóm thực phẩm chứa kẽm (hải sản, thịt bò, rau lá xanh đậm, các loại hạt,…). Nhóm thực phẩm giàu lysine (lòng đỏ trứng, cá, thịt, sữa tươi, các loại đậu,…)

Làm đa dạng các bữa ăn:

Một trong những nguyên nhân làm trẻ biếng ăn, chậm tăng cân là bữa ăn đơn điệu, nghèo nàn. Việc này kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng bé sẽ không còn hứng thú với những bữa ăn nữa.

Do vậy, mẹ có thể đa dạng món ăn của bé bằng cách kết hợp nhiều loại thực phẩm lại với nhau. Tuy nhiên mẹ cần lưu ý là trong các bữa ăn cần cung cấp đủ 4 nhóm thực phẩm cho bé là: tinh bột, chất béo, đạm và rau quả cho bé.

Mẹ nhớ lưu ý đa dạng các nhóm thực phẩm khác nhau trong bữa ăn của trẻ để đảm bảo đủ chất dinh dưỡng

Ngoài ra, mẹ có thể trang trí món ăn bắt mắt để thu hút sự chú ý của trẻ sẽ giúp trẻ hứng thú hơn trong bữa ăn.

Mẹ cũng nên cho trẻ uống thêm các loại sữa giúp trẻ tăng cân tốt hơn và giúp bù đắp những chất dinh dưỡng còn thiếu, đặc biệt là các chất dinh dưỡng mà bữa ăn hàng ngày có thể không cung cấp đủ.

Thêm dinh dưỡng vào khẩu phần ăn của bé:

Nhiều bé biếng ăn nên khi nhìn những bát cháo đầy hay uống nguyên một ly nước ép to, thì tâm lý chung của các bé là không muốn ăn. Vì vậy, để khắc phục tình trạng này mẹ cần coi trọng chất lượng hơn số lượng trong các bữa ăn của trẻ. Mẹ cần khéo léo thêm chất bổ để bé không có cảm giác ăn nhiều nhưng vẫn nạp vào nhiều calo và dinh dưỡng. Một số cách sau gợi ý cho mẹ:

– Những món súp, cháo hay món xào, nấu của bé mẹ có thể cho thêm bơ, phomai, kem (loại dùng để nấu ăn) để món ăn có thêm độ ngậy, thơm và nhiều chất dinh dưỡng hơn.

Món cháo phô mai vừa kích thích vị giác cho trẻ lại thêm nhiều dinh dưỡng hơn

– Khi nấu ăn cho bé mẹ nên cho nhiều dầu/mỡ hơn, giúp tăng cường năng lượng, giúp bé tăng cân khỏe mạnh.

– Những loại hạt giàu chất béo, calo và nhiều khoáng chất tốt cho sự phát triển thể chất của trẻ như: đậu phộng, hạt dẻ, hạnh nhân… Mẹ có thể xay nhỏ và rắc lên cốc sữa giúp trẻ tăng cân nhanh và thêm phần thơm, ngậy cho thức uống của trẻ. Nhưng đối với trẻ dưới 1 tuổi cần tránh thực phẩm này do có nguy cơ hóc, nghẹn hoặc dị ứng cao.

– Nên chia khẩu phần ăn cho trẻ thành 5 – 6 bữa/ngày thay vì bắt trẻ ăn quá nhiều thức ăn trong 3 bữa. Vì hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt, nên nếu tiêu thụ khối lượng lớn thức ăn một lúc sẽ quá sức đối với trẻ.

– Tập thói quen cho trẻ ăn đúng giờ, đúng bữa – đây là một nguyên tắc vô cùng quan trọng và cần thiết để tránh tình trạng bé biếng ăn, chán ăn, dẫn đến sụt cân.

– Thêm sữa chua vào khẩu phần ăn: Trong sữa chua chứa hàng nghìn vi khuẩn có lợi cho đường ruột của trẻ và kích thích trẻ tiêu hóa tốt hơn, giúp trẻ ăn ngon miệng hơn. Vì vậy, mẹ có thể thêm 1 – 2 muỗng sữa chua vào sinh tố hoặc nước ép trái cây của trẻ, giúp hàm lượng calo trong món ăn của trẻ được tăng lên đáng kể.

Trẻ biếng ăn là bài toán đau đầu không của riêng mẹ nào. Hy vọng với những chia sẻ rất thực tế ở trên, các mẹ sẽ áp dụng ngay được cho bữa tối hôm nay của con yêu. Chúc các mẹ thành công!

Nguồn : Sức khoẻ cộng đồng

  • Bỏ túi ngay những mẹo đơn giản cải thiện tình trạng kén ăn ở trẻ

    Trẻ biếng ăn, kén ăn là nỗi lo muôn thuở của các bậc cha mẹ. Mỗi bữa ăn như một “cuộc chiến”, ép hoài con vẫn lắc đầu, la khóc, ngậm mãi không chịu nuốt. Nhưng mẹ ơi, đừng vội lo lắng hay mất kiên nhẫn! Có thể chỉ cần thay đổi vài mẹo nhỏ trong cách chế biến, trình bày và tạo thói quen ăn uống là bé sẽ hợp tác hơn hẳn.Cùng “bỏ túi” những mẹo cực đơn giản nhưng hiệu quả dưới đây để cải thiện tình trạng kén ăn ở trẻ nhé!
  • Trẻ nên ăn gì để tăng chiều cao ? Những thực phẩm cho chiều cao lý tưởng

    Chiều cao không chỉ là yếu tố di truyền mà còn chịu ảnh hưởng lớn từ dinh dưỡng và lối sống. Trong “cuộc đua” phát triển toàn diện của trẻ, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng hàng đầu – đặc biệt là trong giai đoạn vàng từ 0–18 tuổi. Vậy trẻ nên ăn gì để tăng chiều cao một cách tối ưu? Dưới đây là những thực phẩm cha mẹ không nên bỏ qua.
  • Những bệnh truyền nhiểm cực kì nguy hiểm cho trẻ mà ba mẹ nên lưu ý

    Dưới đây là những bệnh truyền nhiễm cực kỳ nguy hiểm cho trẻ mà ba mẹ nhất định phải lưu ý để phòng tránh và xử lý kịp thời:
  • Những dấu hiệu nào giúp ba mẹ nhận biết trẻ có EQ cao ?

    EQ (Emotional Quotient) hay chỉ số cảm xúc, là khả năng nhận thức và điều chỉnh cảm xúc của bản thân và người khác. Một đứa trẻ có EQ cao sẽ biết cách hiểu và quản lý cảm xúc của mình, đồng thời có khả năng hòa nhập xã hội tốt hơn. Dưới đây là những dấu hiệu giúp ba mẹ nhận biết trẻ có EQ cao từ khi còn nhỏ.
  • Làm sao để nhận biết trẻ bị tăng động giảm chú ý ?

    Tăng động giảm chú ý (ADHD - Attention Deficit Hyperactivity Disorder) là một rối loạn phát triển thần kinh phổ biến ở trẻ nhỏ, ảnh hưởng đến khả năng tập trung, kiểm soát hành vi và mức độ hoạt động. Dưới đây là dấu hiệu nhận biết trẻ bị tăng động giảm chú ý:
  • Đừng nuôi dạy con theo cách này

    Cha mẹ được coi là những người giữ vai trò định hướng trong cuộc đời của mỗi đứa trẻ. Họ là những người chăm sóc chính, người sẽ nuôi dạy con nhỏ những giá trị của cuộc sống và giúp chúng hình thành nhân cách của mình. Tuy nhiên, không phải tất cả các bậc cha mẹ đều tuyệt vời và một số kiểu cha mẹ độc hại có thể tác động tiêu cực đến cuộc sống của con cái họ.