Phân biệt 4 dạng trầm cảm điển hình trong cuộc sống

Đa số chúng ta đều từng qua nghe đến căn bệnh trầm cảm, nhưng không phải ai cũng có thể hiểu và phân biệt được các dạng trầm cảm phổ biến.

Để hiểu hơn về “trầm cảm”, hãy cùng Bau.vn tìm hiểu nguyên nhân và bản chất của các dạng trầm cảm trong bài viết dưới đây nhé!

4 dạng trầm cảm điển hình trong cuộc sống

1. Trầm cảm do tâm lý

Dạng này có liên quan đến các nhân tố tâm lý như kỳ vọng không thực tế, đánh mất quan điểm và họ thường xuyên độc thoại tiêu cực. Trong cuộc sống hiện đại, nhiều người thường giữ cho mình ước mơ và những hoài bão lớn lao. Tuy nhiên, thực tế lại luôn luôn phũ phàng rằng bạn sẽ phải đối mặt với muôn vàn những điều được cho là tồi tệ nhất trong quá trình đi tìm kiếm ước mơ.

Do đó, để tâm lý không bị tổn thương thì bạn học cách chấp nhận sự thật và buông bỏ. Thế nhưng, đây không phải cách duy nhất để chúng ta có thể bảo vệ bản thân khỏi những tổn thương. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này, ví dụ sự phụ thuộc vào người khác, sự đổ vỡ trong quá khứ…

2. Dạng sinh học

Đây là một trong những dạng của căn bệnh do mất đi sự cân bằng của các chất dẫn truyền dây thần kinh như serotonin và norepinephrine hoặc do các hormone. Điều này tưởng chừng như không ảnh hưởng gì nhưng chúng sẽ làm ảnh hưởng tâm trạng và đặc biệt là tâm lý của một người. Nếu nặng hơn, chúng sẽ trực tiếp dẫn bạn đến cảm giác tuyệt vọng và chứng rối loạn vận động.

Không những vậy, chúng còn có thể tạo ra trạng thái sinh lý như suy tuyến giúp do lúc này cơ thể không sản xuất đủ các hormone quan trọng. Điều này sẽ khiến bạn dẫn đến chứng trầm cảm sinh học nhẹ mà biểu hiện tiêu biểu của chúng là mệt mỏi, không có sức lực và gây độc hại cho cơ thể.

3. Do hoàn cảnh

Nếu như bạn đã từng rơi vào những hoàn cảnh chia ly hay suy nghĩ tiêu cực về một vấn đề nào đó hoặc cảm thấy chán nản với cuộc sống thì chắc hẳn bạn đã tự bị mắc kẹt trong trạng thái situational depression. Thực chất, đây giống như một cú sốc lớn khiến bản thân bạn bị tổn thương và dần trở nên cô lập mình với thế giới xung quanh hơn. Ai trong chúng ta cũng sống theo cảm xúc, vì vậy nên chuyện vui – buồn thì ai cũng phải trải qua.

Tuy nhiên, sau khoảng thời gian không lâu trôi qua mà dấu hiệu này không những không thuyên giảm mà còn gia tăng thì có nghĩa biểu hiện của bệnh ngày càng nặng. Nếu không tự giải quyết “mớ hỗn độn” đó, hãy gặp bác sĩ tâm lý để được giải phóng nguồn năng lượng xấu này bạn nhé.

4. Trầm cảm hiện sinh

Dạng trầm cảm này xuất phát từ những sự kiện tích cực, thông thường là những điều mà một người mong muốn và chờ đợi trong khoảng thời gian khá dài. Trong cuộc sống, ai cũng mong muốn mình trở thành những người có ích và cống hiến hết khả năng của mình cho công việc, cho xã hội. Không chỉ đối với sự nghiệp mà còn cả gia đình hay những điều có thể đem lại hạnh phúc. Tuy nhiên, trong quá trình nỗ lực và tìm kiếm, chúng ta luôn nhận ra những sự thật đau lòng. Chúng không đem lại sự hạnh phúc, thậm chí còn khiến chúng ta rơi vào sự lạc lõng khi không thấy được tương lai phía trước đâu cả.

Nguồn : bau.vn