Phòng ngừa cảm cúm ở trẻ khi thời tiết chuyển mùa, bố mẹ nên làm gì?

Tình trạng trẻ cảm cúm thường xuất hiện khi thời tiết giao mùa. Cảm cúm khiến trẻ khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe và việc học tập.

Khi thời tiết chuyển mùa, trẻ rất dễ bị ho, hắt hơi sổ mũi, trẻ cảm cúm khiến các mẹ lo lắng. Vì thế, để bảo vệ sức khỏe cho con, các mẹ hãy tìm hiểu các phương pháp phòng tránh cảm cúm cho trẻ nhé!

Cảm cúm là tình trạng nhiễm virus dẫn đến tai, mũi, họng bị tấn công. Đối với người lớn hoặc người có sức đề kháng tốt, hầu như sẽ tự khỏi. Tuy nhiên đối với trẻ nhỏ, đặc biệt dưới 2 tuổi sẽ có nguy cơ mắc các biến chứng nghiêm trọng hơn nếu không điều trị kịp thời, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

Các triệu chứng cảm cúm khá giống với cảm lạnh:

  • Sốt trên  38°C
  • Đau nhức các cơ
  • Người ớn lạnh và đổ mồ hôi
  • Ho khan, đau đầu, người cảm giác yếu ớt
  • Nghẹt mũi và đau họng

Thực tế, trẻ nhỏ dưới 2 tuổi thường dễ mắc cảm cúm hơn vì hệ miễn dịch vẫn chưa phát triển hoàn thiện. Trẻ cũng có thể gặp khó khăn khi ăn uống do tình trạng sung huyết trong cổ họng, dẫn đến cơ thể thiếu nước. Trẻ nhỏ có thể khó chịu khi ho có đờm. Ngoài ra, tình trạng viêm phổi có thể phát triển nhanh chóng ở trẻ nhỏ bị cảm cúm.

Các biểu hiện đặc trưng của trẻ cảm cúm

Các triệu chứng cảm cúm ở trẻ nhỏ gồm ho, sung huyết, sốt và khó chịu. Nhưng nếu trẻ có các biểu hiện sau bạn nên đưa trẻ tới bệnh viện nhi để điều trị kịp thời.

  • Trẻ gặp khó khăn khi ăn hoặc không muốn bú sữa
  • Người khó chịu, uể oải, mệt mỏi kéo dài liên tiếp khoảng 4 tiếng
  • Trẻ bị lạnh, nôn mửa và tiêu chảy
  • Trẻ dưới 6 tháng tuổi và sốt trên 38°C
  • Trẻ khóc không có nước mắt hoặc không đi tiểu trong 8 giờ

Đây là những biến chứng nguy hiểm cần được đưa đến bệnh viện để điều trị. Cảm cúm thường phát triển rất nhanh, vì thế bạn cần theo dõi chặt chẽ.

 Phòng ngừa trẻ cảm cúm

1. Tiêm phòng cúm là phương pháp phòng ngừa trẻ cảm cúm hiệu quả

Tiêm vắc-xin phòng cúm là biện pháp hiệu quả để giúp bé tránh khỏi những cơn cảm cúm bất chợt do thời tiết. Nhiều người lo lắng tác dụng phụ sau khi tiêm như trẻ bị sốt hay cúm nhẹ. Tuy nhiên, đó chỉ là triệu chứng bình thường và sẽ tự hết sau 2 ngày.

Thông thường, vắc xin phòng cúm sẽ có hoạt động hết công suất vào 2 tuần sau khi tiêm. Vậy nên các bậc cha mẹ nên cho trẻ đi tiêm phòng ít nhất là 2 tuần trước mùa cúm.

2. Giữ gìn vệ sinh cho trẻ

Tiêm vắc- xin phòng cúm không có nghĩa là bạn được lơ là trước vấn đề vệ sinh của bé. Hãy tập cho trẻ thói quen rửa tay bằng xà phòng trước bữa ăn, không cho tay lên mắt, mũi, miệng. Thường xuyên rửa tay bằng xà bông sát khuẩn trước và sau khi ăn, sau khi chơi đùa, đi ra ngoài đường…

3. Bổ sung vitamin C cho trẻ

Vitamin C có tác dụng tăng cường sức đề kháng, giúp con mạnh khỏe để chống lại các tác nhân gây hại của môi trường. Mẹ có thể bổ sung vitamin C từ các loại rau củ quả như rau bắp cải, rau bina, ớt chuông, súp lơ…

Ngoài ra, bạn có thể cho trẻ uống các loại nước ép như cam, ổi, dâu tây, kiwi… vào mỗi buổi sáng hoặc bữa xế chiều.

4. Vệ sinh nơi ở của bé

Nơi ở của bé cần được giữa gìn vệ sinh để tránh sự xâm nhập của vi khuẩn. Các loại đồ chơi thường xuyên được cọ rửa bằng xà phòng, sau đó phơi khô. Thú bông cần được lăn bụi, giặt theo định kỳ. Đặc biệt chăn gối phải được thay thường xuyên 2-3 lần/ tuần.

Môi trường ở sạch sẽ, không bụi bặm mới cho con một hệ hô hấp tốt. Làm sao trẻ có thể khỏe mạnh khi hàng ngày hít phải khói bụi, bụi bẩn từ môi trường sống?

Phòng ngừa trẻ cảm cúm khi giao mùa không phải là điều khó, chỉ cần bố mẹ chú ý là có thể đảm bảo sức khỏe tốt cho con. Đặc biệt, hãy theo dõi thời tiết để cho con mặc trang phục phù hợp.

Nguồn : bau.vn

  • Giải mã “đốt 3 tuổi”: Vì sao trẻ hay ốm vặt, khó nuôi trong giai đoạn từ 6 tháng đến 3 tuổi?

    “Đốt 3 tuổi” là cách gọi dân gian chỉ giai đoạn phát triển đầu đời của trẻ, thường kéo dài từ khi con được khoảng 6 tháng tuổi cho đến mốc 3 tuổi. Đây là thời kỳ cơ thể và trí não trẻ phát triển vượt bậc, nhưng cũng là lúc sức đề kháng chưa hoàn thiện, hệ tiêu hóa nhạy cảm và tâm sinh lý có nhiều biến động. Chính vì vậy, không ít cha mẹ gặp phải tình huống con thường xuyên ốm vặt, biếng ăn, quấy khóc, thậm chí khó chăm sóc hơn hẳn các giai đoạn khác.
  • Trẻ khỏe, thông minh nhờ 7 thực phẩm đơn giản mà cực kỳ hiệu quả

    Dinh dưỡng đóng vai trò nền tảng trong sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ nhỏ. Theo khuyến nghị từ các chuyên gia nhi khoa, một chế độ ăn khoa học – đầy đủ dưỡng chất sẽ giúp trẻ tăng trưởng tốt, tăng sức đề kháng và hạn chế nguy cơ ốm vặt. Trong số đó, có 7 loại thực phẩm được ví như “vàng dinh dưỡng” mà cha mẹ nên bổ sung thường xuyên vào khẩu phần ăn hằng ngày của trẻ.
  • Dinh dưỡng khoa học – Chìa khóa giúp trẻ thoát khỏi còi xương

    Còi xương là một trong những tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trong giai đoạn từ 6 tháng đến 3 tuổi. Nguyên nhân chủ yếu là do thiếu vitamin D, canxi và phốt pho – những dưỡng chất quan trọng cho sự phát triển hệ xương. Việc xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý và đầy đủ là yếu tố then chốt để phòng ngừa và cải thiện tình trạng này. Dưới đây là những lưu ý quan trọng dành cho cha mẹ trong việc chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ còi xương.
  • Trẻ bị sởi nên ăn gì? 4 lưu ý quan trọng cha mẹ đừng bỏ qua

    Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, thường gặp ở trẻ em và dễ bùng phát thành dịch nếu không được kiểm soát tốt. Ngoài việc tuân thủ điều trị và chăm sóc y tế, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng giúp trẻ tăng sức đề kháng và phục hồi nhanh chóng. Dưới đây là 4 lưu ý cha mẹ nên ghi nhớ khi xây dựng chế độ ăn cho trẻ bị sởi.
  • Trẻ ăn chay từ bé: Lựa chọn nuôi dưỡng hay rủi ro sức khỏe?

    Trong bối cảnh ngày càng nhiều gia đình theo đuổi lối sống xanh, bền vững và nhân đạo, việc cho trẻ ăn chay từ nhỏ đang trở thành một xu hướng được quan tâm. Tuy nhiên, giữa những lời khen ngợi và cảnh báo, nhiều bậc cha mẹ vẫn băn khoăn: liệu một chế độ ăn chay có thực sự phù hợp và an toàn cho trẻ nhỏ đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ cả về thể chất lẫn trí tuệ?
  • Chế độ ăn phù hợp cho trẻ rối loạn tiêu hóa: Cha mẹ cần biết gì?

    1. Tầm quan trọng của chế độ ăn cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa Rối loạn tiêu hóa là bệnh phổ biến gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe trẻ em. Nguyên nhân do hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch của trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ dưới 2 tuổi còn non yếu, khiến trẻ dễ bị vi khuẩn, virus, ký sinh trùng tấn công gây bệnh đường tiêu hóa. Ngoài ra, tình trạng vệ sinh kém, sử dụng thuốc kháng sinh kéo dài… Đặc biệt là chế độ dinh dưỡng không hợp lý hay dị ứng thực phẩm… cũng là nguyên nhân quan trọng dễ gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, việc cho trẻ ăn dặm quá sớm, ăn các món ăn khó tiêu, nhiều đạm, nhiều dầu mỡ, ăn không đúng bữa, uống sữa phù hợp với độ tuổi, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm… là những sai lầm thường gặp dẫn đến rối loạn tiêu hóa ở trẻ. Theo TS.BS Phan Bích Nga, Giám đốc Trung tâm khám tư vấn dinh dưỡng trẻ em, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, đa phần trẻ […]