Phụ nữ đặt túi nâng ngực dễ mắc ung thư vú?

Khi một phụ nữ đến làm phẫu thuật nâng ngực, bác sĩ thường không giải thích chi tiết về các vấn đề họ có thể gặp phải trong tương lai, chẳng như cách túi ngực có thể ảnh hưởng đến quá trình sàng lọc ung thư vú thường quy sau này.

Các túi nâng ngực không làm tăng nguy cơ ung thư vú, nhưng chúng cũng chẳng thể giúp ngăn ngừa bệnh lý này. Nguy cơ ung thư vú gắn liền với các yếu tố như bệnh nhân lớn tuổi, thừa cân, tiền sử gia đình có người bị ung thư vú, hoặc di truyền một số đột biến gien liên quan đến ung thư vú. Tuy nhiên, cần chú ý rằng ung thư vú có thể đi kèm với một loại ung thư máu hiếm gặp không liên quan gì đến ung thư vú.

Túi nâng ngực ( implant) không phải là nguyên nhânh chính gây ung thư vú

Đặt túi ngực (còn gọi là implant) là xu hướng đang ngày càng gia tăng cho mục đích thẩm mỹ, sửa chữa những khuyết tật bẩm sinh, cũng như tái tạo sau phẫu thuật cắt tuyến vú. Implant không làm tăng nguy cơ ung thư vú, nhưng cũng không giúp bảo vệ tránh được ung thư vú.

Túi nâng ngực không phải là nguyên nhân chính gây ung thư

Trong một nghiên cứu gần đây, các phụ nữ có đặt túi ngực lại có khuynh hướng được phát hiện ung thư vú khi khối u còn ở kích thước nhỏ, đặc biệt với các khối u phát hiện khi tự khám hoặc khi khám lâm sàng. Nghiên cứu được tiến hành trên 48 phụ nữ bị ung thư vú sau đặt túi ngực và 302 phụ nữ bị ung thư vú mà không có túi ngực.

Vì thế, nếu đã phẫu thuật nâng ngực hoặc tái tạo vú trước đây (hoặc đang cân nhắc các phẫu thuật này), lời khuyên dành cho bạn là hãy tìm hiểu và quen thuộc với những bộ phận mới này trên cơ thể mình. Điều này giúp bạn cảm nhận được đâu là mô vú và đâu là túi ngực.

Nhưng… túi nâng ngực có thể che lấp dấu hiệu ung thư vú khi chụp nhũ ảnh sàng lọc

Các tia X trong chụp nhũ ảnh không đủ để xuyên qua nước muối hoặc silicone. Do vậy, tùy vào từng vị trí khối u, nó có thể khó thấy trên nhũ ảnh hơn. Việc này rất khó để kiểm soát. Rõ ràng, túi ngực sẽ làm mọi thứ rắc rối hơn.

Tia X quang trong chụp nhũ ảnh không đủ xuyên thấu nước muối hoặc silicone. Thể tích vú có thể bị implant che lấp từ 22-83%. Việc phát hiện bằng nhũ ảnh sẽ tùy thuộc vào vị trí khối u nằm đâu trên tuyến vú. Do đó, việc khảo sát X quang tuyến vú ở phụ nữ có implant đòi hỏi một kỹ thuật chụp linh hoạt khéo léo. Tỷ lệ phát hiện ung thư vú bằng X quang tuyến vú ở phụ nữ có implant chỉ 77,8%, thấp hơn phụ nữ không có implant 90,7%

Túi nâng ngực có thể che lấp dấu hiệu ung thư vú khi chụp nhũ ảnh sàng lọc

Các sẹo mô vú quanh vùng chụp implant có thể gây nhầm lẫn trên hình ảnh X quang vú. Implant đặt sau cơ ngực sẽ giúp quan sát tuyến vú rõ ràng hơn implant trước cơ ngực. Các sẹo tuyến vú quanh implant có thể làm khó phát hiện những tổn thương ung thư như xáo trộn mô tuyến vú, vi vôi hóa, những u vú nhỏ…Hơn nữa, những xảo ảnh do implant cũng gây nhầm lẫn khi chẩn đoán ung thư vú.

Khi bạn có dự tính chụp X quang tuyến vú, bạn cần thông báo cho bác sĩ và kỹ thuật viên về tình trạng mình có đặt implant. Phải chắc chắn rằng họ có nhiều kinh nghiệm và cẩn thận trong chụp X quang ở phụ nữ có implant, trong đó 2 vấn đề cần lưu ý là tư thế chụp và lực ép, để tránh việc bị rách vỡ implant.

Một số nhầm lẫn giữa tổn thương ung thư và tổn thương do biến chứng của đặt túi ngực

  • Tuyến vú mất cân đối có thể do xuất hiện khối u vú, cũng có thể do co thắt vỏ bao implant, rò rỉ xẹp túi silicon hoặc nước muối.
  • Khối u hoặc nốt ở vú có thể là khối u ác tính, hoặc van của implant, hoặc vôi hóa mô xung quanh implant hoặc chất silicone do rò rỉ.
  • Hạch nách do ung thư vú di căn hoặc chỉ là chất silicone rò rỉ di chuyển đến
  • Nếp nhăn da có thể do thay đổi da cam của ung thư vú hoặc do thay đổi sau đặt implant. Các trường hợp này cần bác sĩ thăm khám, điều trị ung thư vú có kinh nghiệm quen với việc thăm khám vú ở phụ nữ đặt túi ngực.

Nguồn : bau.vn

  • Cảnh báo lối sống "cú đêm" cực kì gây hại cho sức khỏe

    Tại Việt Nam, lối sống "cú đêm" đang ngày càng trở nên phổ biến, đặc biệt trong giới trẻ. Sự phát triển của công nghệ, áp lực công việc, học tập, cùng với sự hấp dẫn của các hoạt động giải trí về đêm đã khiến nhiều người trẻ hình thành thói quen thức khuya.
  • Xông phòng bằng gừng tươi, bồ kết, chanh... ngăn ngừa cúm

    Dược liệu chứa tinh dầu như: Cây sả, chanh, quế, mùi, bưởi, tràm gió, gừng tươi, kinh giới, tía tô, Bồ Kết… hoặc chế phẩm tinh dầu của các loại dược liệu này có thể sử dụng xông phòng, ngăn ngừa cúm.
  • Bí quyết đơn giản giúp "bà mẹ 2 con" giảm 16kg để làm người mẫu tuổi 52

    Bà Kumiko Tokuma, một bà mẹ hai con 52 tuổi đến từ Nhật Bản, đã giảm 16kg để theo đuổi sự nghiệp người mẫu. Dưới đây là những bí quyết giúp bà lấy lại vóc dáng một cách hiệu quả:
  • 5 món ăn đêm ăn nhiều cũng không sợ béo

    Để có thể ăn đêm mà không nạp quá nhiều chất béo, bạn nên chọn những thực phẩm ít calo, giàu chất xơ và nước.
  • Người bị viêm khớp tuyệt đối tránh 5 loại thực phẩm sau

    Viêm khớp đặc trưng bởi tình trạng gây ra các cơn đau nhức khó chịu cho người bệnh, về lâu dài có thể gây suy nhược. Vậy nên, người bệnh cần hạn chế các thực phẩm làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh viêm khớp.
  • Sử dụng thực phẩm chức năng sai cách tiềm ẩn rủi ro khôn lường

    Ngộ độc vitamin do dùng quá liều Một số thực phẩm chức năng vitamin, đặc biệt là các loại tan trong dầu (A, D, E, K), có thể tích tụ trong cơ thể và gây ngộ độc nếu dùng quá nhiều. Ví dụ nếu thừa vitamin A sẽ gây tổn thương gan, gãy xương. Thừa vitamin D có thể tổn thương thận do tăng canxi máu. Do đó để phòng ngừa những tổn thương này, bạn cần tuân thủ liều lượng khuyến cáo, không tự ý dùng liều cao trừ khi có chỉ định của bác sĩ. Tương tác thuốc Một số thực phẩm chức năng có thể tương tác với thuốc kê đơn, làm giảm hiệu quả hoặc gây tác dụng phụ. Ví dụ một số thực phẩm chức năng như St. John’s Wort có thể làm giảm hiệu quả thuốc chống trầm cảm, thuốc tránh thai. Vitamin K có thể làm giảm tác dụng của thuốc chống đông máu. Vì vậy khi bạn đang sử dụng thực phẩm chức năng mà bị bệnh nên thông báo cho bác sĩ về tất cả các loại mà bạn đang dùng, đặc biệt khi đang điều trị bệnh. Tác dụng phụ […]