Quan hệ khi mang thai tháng thứ 6, bố mẹ cần lưu ý gì?

Quan hệ khi mang thai tháng thứ 6 được không? Đây là băn khoăn của không ít cặp vợ chồng trẻ còn chưa có nhiều kinh nghiệm. Đừng e ngại, hãy thử tìm hiểu bố mẹ nhé.

Thông thường, sau tháng thứ 6, nhau thai đã hình thành hoàn chỉnh. Lúc này, thai nhi cũng phát triển ổn định và các triệu chứng ốm nghén cũng nhẹ nhàng hơn. Mẹ bầu cũng sẽ có ham muốn tình dục tăng lên. Đừng quá lo ngại với câu hỏi: “Quan hệ khi mang thai tháng thứ 6 được không?”. Việc đảm bảo chuyện chăn gối phù hợp không những giúp hâm nóng tình cảm vợ chồng mà còn có lợi cho thai nhi nữa.

Lợi ích khi quan hệ trong thai kỳ

Quan hệ vợ chồng trong thai kỳ tốt hơn bạn tưởng đấy, hãy xem nhé:

1. Tốt cho sức khỏe lẫn tâm lý, gắn kết tình cảm vợ chồng

Quan hệ tình dục ở giai đoạn giữa thai kỳ là tương đối an toàn và còn đem lại lợi ích cho vợ chồng bạn lẫn thai nhi. Mỗi tuần “yêu” 1-2 lần và đặc biệt cả hai nên tăng cường những nụ hôn, những cái vuốt ve, cử chỉ quan tâm, âu yếm nhiều hơn sẽ càng hiệu quả.

quan hệ khi mang thai

Bên cạnh tác dụng xoa dịu thần kinh và giúp tâm trạng thư thái, chuyện chăn gối trong thai kỳ còn giúp mẹ bầu tăng thêm sức đề kháng.

Nhờ tinh dịch chứa một loại enzyme plasmin, có chức năng kháng khuẩn tuyệt vời, góp phần “làm sạch” và bảo vệ môi trường âm đạo cho phụ nữ mang thai.

2. Giúp bé khỏe và thông minh hơn

Đa số các cặp vợ chồng băn khoăn vấn đề quan hệ khi mang thai tháng thứ 6 là vì quan tâm đến sức khỏe của thai nhi. Ở giai đoạn này, bạn không cần quá lo lắng vì thông thường khi thai ở các tháng 4 – 7, mọi thứ đã tương đối hoàn thiện. Sức khỏe của mẹ cũng ổn định và tinh thần thoải mái hơn.

Lúc này, dịch tiết ở cơ quan sinh dục cũng có xu hướng tăng lên, ham muốn tình dục dâng cao nên mẹ sẽ dễ dàng đạt cực khoái cũng như không bị ảnh hưởng đến thân thể. Mẹ bầu duy trì được tâm trạng tích cực và cơ thể tăng cường sức đề kháng cũng sẽ giúp thai nhi trong bụng phát triển tối ưu cả về thể chất lẫn trí não.

Khi nào mang thai tháng thứ 6 không nên quan hệ?

Khi mẹ bầu đau bụng dữ dội thì không nên quan hệ

Tốt nhất bạn nên kiêng chuyện chăn gối để không gây nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi trong những trường hợp:

  • Bạn từng sinh non hoặc sảy thai.
  • Bạn từng mắc các vấn đề trong thai kỳ như đau bụng dữ dội, xuất huyết âm đạo, cổ tử cung bị co lại hoặc giãn rộng, vỡ nước ối hoặc mắc các bệnh có tính chất nghiêm trọng như cao huyết áp, tiểu đường, bệnh tim…

Lưu ý khi quan hệ ở tháng thứ 6

1. Thực hiện tốt vấn đề vệ sinh cá nhân

Mang thai tháng thứ 6 có quan hệ được không? Mặc dù câu trả lời là có thể nhưng đòi hỏi cả hai vợ chồng phải tuân thủ những nguyên tắc cơ bản để đảm bảo an toàn. Điều đầu tiên chính là vấn đề vệ sinh cá nhân, một khi làm không tốt sẽ dễ gây tình trạng viêm nhiễm cho phụ nữ, không những mẹ có thể mắc bệnh mà thai nhi cũng dễ xảy ra sự cố.

2. Không quan hệ nhiều lần và chú ý cường độ không thể mạnh mẽ như bình thường

Có thể nhiều người thích chuyện yêu thật nồng nhiệt, kịch tính nhưng khi vợ đang mang thai, chồng cần tâm lý hơn để giảm bớt cường độ. Chồng không chỉ cần nhẹ nhàng khi vào “màn chính” mà ngay cả giai đoạn dạo đầu cũng phải kiểm soát lực tác động lên thân thể phụ nữ.

Bố mẹ nên chú ý cường độ quan hệ khi mang thai

3. Lựa chọn tư thế phù hợp khi yêu

Bạn có thể yêu ở bất cứ tư thế nào nhưng khi đang mang thai thì nên chọn tư thế sao cho không đè áp lên phần bụng quá nhiều, không những có thể gây đau đớn, khó chịu cho mẹ bầu mà còn dễ tác động đến thai nhi. Chồng có thể yêu với tư thế vào từ phía sau hoặc nếu vẫn thích “truyền thống” thì phải chú ý không để cơ thể mình đè vào bụng vợ.

Quan hệ khi mang thai tháng thứ 6 có được không? Rõ ràng câu trả lời là được nhưng phải tuân theo những lưu ý để bảo vệ sức khỏe cho mẹ bầu và thai nhi, bạn nhé!

Nguồn : Sức khoẻ cộng đồng

  • Mẹ bầu nên làm gì để chuyển dạ dễ dàng hơn ?

    Chuyển dạ là một trong những giai đoạn quan trọng và thử thách nhất trong hành trình mang thai của người phụ nữ. Đối với nhiều mẹ bầu, cảm giác hồi hộp, lo lắng và thậm chí là sợ hãi trước “giờ G” là điều hoàn toàn dễ hiểu. Tuy nhiên, nếu được chuẩn bị kỹ càng từ thể chất đến tinh thần, mẹ hoàn toàn có thể vượt qua giai đoạn này một cách nhẹ nhàng, chủ động và an toàn hơn.Dưới đây là những lời khuyên hữu ích và thiết thực giúp mẹ bầu có một cuộc chuyển dạ thuận lợi, giảm đau và tăng cơ hội sinh thường thành công.
  • Chế độ ăn dành cho mẹ bầu bị đa ối-Ăn làm sao cho mẹ khỏe,con an toàn ?

    Mang thai là hành trình kỳ diệu, nhưng đôi khi cũng không tránh khỏi những “bất thường” cần mẹ quan tâm hơn một chút – như tình trạng đa ối. Nếu bác sĩ chẩn đoán bạn bị đa ối, đừng hoang mang. Ngoài việc theo dõi sát sao y tế, mẹ hoàn toàn có thể kiểm soát lượng nước ối phần nào qua chế độ ăn uống khoa học và hợp lý.
  • Mẹ bầu nuôi thú cưng: Cẩn trọng với những rủi ro sức khỏe tiềm ẩn

    Thú cưng từ lâu đã là người bạn thân thiết, mang lại niềm vui và sự gắn kết cho nhiều gia đình. Tuy nhiên, khi trong nhà có mẹ bầu, việc chăm sóc thú cưng cần được cân nhắc kỹ càng hơn. Dù hầu hết các loài thú nuôi đều khá an toàn nếu được chăm sóc tốt, nhưng vẫn tồn tại những rủi ro sức khỏe tiềm ẩn mà mẹ bầu không nên xem nhẹ.
  • Sốt xuất huyết khi mang thai: Cảnh báo những biến chứng nguy hiểm cho mẹ và bé

    Mỗi năm, vào mùa mưa, số ca mắc sốt xuất huyết lại tăng cao ở nhiều địa phương. Đây là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do muỗi Aedes aegypti truyền virus dengue. Đặc biệt, với phụ nữ đang mang thai, sốt xuất huyết không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn tiềm ẩn nhiều rủi ro nghiêm trọng cho thai nhi, từ sảy thai đến sinh non, thậm chí tử vong.Việc hiểu rõ mức độ nguy hiểm, dấu hiệu cảnh báo và cách phòng ngừa là điều hết sức cần thiết để mẹ bầu có thể bảo vệ bản thân và em bé trong bụng một cách tốt nhất.
  • Những yếu tố nào ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi ?

    Cân nặng của thai nhi là một trong những chỉ số quan trọng phản ánh sự phát triển toàn diện trong bụng mẹ. Tuy nhiên, không phải lúc nào thai nhi cũng đạt cân nặng tiêu chuẩn, và điều này chịu ảnh hưởng từ rất nhiều yếu tố khác nhau. Cùng tìm hiểu những yếu tố quyết định đến cân nặng của bé ngay từ khi còn trong bụng mẹ.
  • "Đẻ không đau" và những tác dụng phụ có thể mẹ chưa biết

    Đẻ không đau đang là một phương pháp được nhiều mẹ lựa chọn khi chuẩn bị vượt cạn. Đẻ không đau có thật sự như tên gọi hay tiềm ẩn nhiều nguy cơ khác?