Quy tắc để cặp đôi “yêu” sau sinh mổ vừa an toàn lại không kém nồng nàn

Có nhiều mẹ sinh mổ quan tâm tới việc bao lâu sau sinh có thể quan hệ trở lại. Phải làm gì để không ảnh hưởng tới vết mổ.

Nhiều mẹ thắc mắc: Mất bao lâu thời gian để có thể quan hệ trở lại sau sinh mổ?

Các mẹ sinh mổ có các vết thương ở cơ và mô còn đau. Thông thường, tháng đầu sau sinh mổ mẹ vẫn còn yếu, còn đau. Thậm chí nhiều mẹ còn bị viêm vết thương, vết mổ sưng tấy…

Vì vậy các cặp đôi cần kiêng cữ cẩn thận cho đến khi vết thương lành hẳn. Đặc biệt cần phải chờ mẹ chuẩn bị tâm lý sẵn sàng, cảm thấy cơ thể thật sự khỏe mạnh. Các mẹ nên chờ ít nhất là 3 tháng trở đi, đặc biệt cơ thể cần hết sản dịch.

Các mẹ sau sinh mổ khi quan hệ bị đau: Nguyên nhân là gì?

Sau sinh mổ nhiều mẹ gặp phải tình trạng bị đau khi quan hệ. Bởi vì, việc quan hệ quá sớm có thể ảnh hưởng làm tổn thương vết mổ.

Vết mổ chưa lành hẳn bị tác động khiến chị em bị đau rát, viêm nhiễm, nghiêm trọng hơn có thể bục vết mổ.

Bên cạnh đó nhiều chị em bị khô ôm đạo, đó cũng là nguyên nhân khiến việc quan hệ bị đau. Bởi vì sau sinh cơ thể có nhiều thay đổi về nội tiết tố.

Một nguyên nhân khác có thể do tâm lý lo sợ về lần đầu quan hệ sau sinh. Hơn nữa việc chăm con, cơ thể mệt mỏi, thiếu ngủ… cũng ảnh hưởng không nhỏ tới chuyện ấy.

Vậy phải làm sao để vừa đảm bảo sức khỏe lại vẫn giữ lửa yêu thương

Sau khi các mẹ kiêng cữ đủ thời gian nhất định, bản thân cảm thấy khỏe mạnh và thật sự muốn làm chuyện ấy thì có thể cùng chồng tiến tới cuộc “yêu”.

Tuy nhiên, vì cơ thể còn yếu nên thật nhẹ nhàng và chọn tư thế tốt nhất cho các chị em. Các chị em cũng cần chú ý tới chế độ ăn uống khoa học, tốt cho sức khỏe.

Đặc biệt, một nhân tố khiến chị em phụ nữ cảm thấy hạnh phúc đó chính là sự quan tâm, cử chỉ yêu thương chăm sóc của người chồng sẽ khiến tình cảm ngày một thăng hoa mặn nồng.

Nguồn : bau.vn

  • Ba tháng đầu thai kì mẹ bầu nên và không nên ăn gì ?

    Mang thai 3 tháng đầu là giai đoạn quan trọng vì đây là thời điểm thai nhi hình thành các cơ quan chính. Chế độ ăn uống hợp lý giúp mẹ bầu khỏe mạnh và hỗ trợ sự phát triển toàn diện của bé. Dưới đây là những thực phẩm nên và không nên ăn trong tam cá nguyệt đầu tiên.
  • 7 "tuyệt chiêu" giảm cân sau sinh

    Lấy lại vóc dáng sau khi sinh con là mong muốn của nhiều bà mẹ. Sau đây là 7 "tuyệt chiêu" về chế độ ăn sau sinh, giúp các chị em thành công và luôn cảm thấy thoải mái trong suốt chặng đường giảm cân sau sinh.
  • Mẹ bầu cần tiêm những loại vắc xin nào ?

    Tiêm vắc xin cho bà bầu là “lá chắn kép” bảo vệ toàn diện cho sức khỏe mẹ bầu và ngăn chặn nguy cơ biến chứng nặng, dị tật thai nhi,… cho em bé trong suốt hành trình hơn 9 tháng thai kỳ và sinh con khỏe mạnh.
  • Ba mẹ cần chuẩn bị gì trước khi có em bé ?

    Quá trình chuẩn bị có em bé là khoảng thời gian vô cùng háo hức và thú vị. Tuy nhiên đi kèm theo đó là vô vàn nỗi lo như tình trạng sức khỏe, chế độ ăn uống, thuốc men và trách nhiệm làm cha mẹ khi chuẩn bị chào đón thành viên mới sắp chào đời của gia đình. Vậy ba mẹ cần chuẩn bị những gì trước khi có em bé ?
  • Mẹ bầu nên hạn chế ăn những loại trái cây nào khi mang thai ?

    Trái cây rất tốt cho sức khỏe mẹ bầu vì cung cấp vitamin, khoáng chất và chất xơ, nhưng không phải loại nào cũng an toàn. Một số trái cây có thể gây co thắt tử cung, tăng nguy cơ sảy thai hoặc ảnh hưởng đến thai nhi nếu ăn quá nhiều. Dưới đây là những loại mẹ bầu nên hạn chế hoặc tránh ăn:
  • Nguyên nhân gì khiến phụ nữ sau sinh dễ bị đau nhức xương khớp ?

    Sau khi sinh, nhiều phụ nữ gặp phải tình trạng đau nhức xương khớp, đặc biệt ở lưng, gối, cổ tay và hông. Đây là vấn đề phổ biến nhưng không phải ai cũng hiểu rõ nguyên nhân. Dưới đây là những lý do chính giải thích vì sao mẹ bỉm dễ bị đau nhức xương khớp sau sinh.