Ra máu khi mang thai nguy hiểm như thế nào cho thai nhi?

Ra máu khi mang thai thường không phải do những nguyên nhân nghiêm trọng gây ra. Tuy nhiên, việc tìm ra nguyên nhân lại khiến mẹ và thai nhi không gặp bất cứ nguy hiểm nào.

Ra máu khi mang thai là một hiện tượng tương đối phổ biến và không phải lúc nào việc chảy máu âm đạo trong thai kỳ cũng có nghĩa là thai nhi đang có những vấn đề sức khỏe. Tuy nhiên, nếu bạn bị chảy máu âm đạo vào bất cứ lúc nào trong thai kỳ, Bau.vn khuyên bạn tới các bệnh viên để thăm khám.

Những nguyên nhân dẫn tới ra máu khi mang thai

Khi mang thai 12 tuần đầu (tam cá nguyệt thứ nhất), chảy máu khi mang thai rất có thể là dấu hiệu của sảy thai hoặc mang thai ngoài tử cung (khi thai làm tổ bên ngoài tử cung, thường ở vòi trứng). Tuy nhiên, nhiều phụ nữ bị ra máu ở giai đoạn này của thai kỳ vẫn có thai bình thường, mẹ và thai nhi đều khỏe mạnh.

1. Do thay đổi trong tử cung

Các tế bào trên cổ tử cung thường thay đổi trong thời kỳ mang thai và chúng dẫn đến tình trạng chảy máu âm đạo. Đặc biệt, xảy ra sau khi quan hệ tình dục trong thai kỳ. Sự thay đổi này được gọi là “sự phát triển cổ tử cung”, là một thói quen vô hại bạn không cần quá lo lắng tới chúng.

Tuy nhiên, có một vài thay đổi trong cổ tử cung gây ra tình trạng chảy máu âm đạo trong thai kỳ vô cùng nguy hiểm, đó chính là nhiễm trùng âm đạo. Khi đó, bạn có thể thấy ngứa ngáy và vô cùng khó chịu.

2. Ra máu khi mang thai do nhau bong non

Đây là tình trạng nghiêm trọng khi nhau thai bắt đầu ra khỏi thành tử cung. Nhau bong non thường gây ra tình trạng đau dạ dày, ngay cả khi không chảy máu âm đạo. Nếu tình trạng nhau bong non xảy ra gần với ngày dự sinh, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn sẽ sinh sớm hơn dự tính.

3. Rau máu khi mang thai do vỡ tử cung

Trong một số trường hợp hiếm hoi, vết sẹo do sinh mổ trước đó có thể bị rách khi bạn mang thai. Vỡ tử cung có thể đe dọa tính mạng, do đó cần phải mổ lấy thai khẩn cấp để mẹ và bé an toàn.

4. Hiện tượng nhau thai bám thấp

Nhau thai bám thấp là tình trạng bánh nhau bám ở đoạn dưới của tử cung thay vì bám ở đáy tử cung. Tình trạng này có thể sẽ hết khi tuổi thai dần lớn dần và tử cung phát triển về phía đáy để kéo theo bánh nhau lên cao.

Nhau thai bám thấp có thể dẫn đến tình trạng ra máu khi mang thai, đặc biệt là trong 3 tháng cuối thai kỳ. Máu ra có màu đỏ tươi, khi ra ngoài thì đông lại thành cục nhưng lại không gây tình trạng đau bụng. Do bánh nhau nằm trước đường đi của thai nhi, nên hầu hết các trường hợp nhau thai bám thấp đều phải sinh mổ thay vì sinh qua ngả âm đạo.

Phải làm gì nếu bị rau máu khi mang thai?

Chảy máu âm đạo trong thời gian nào của thai kỳ cũng có thể là dấu hiệu của sức khỏe, tốt nhất bạn không nên chủ quan. Hãy ghi lại lượng máu và loại máu, ví dụ: hồng, nâu hoặc đỏ; mịn hoặc nhiều cục máu đông để có thể tự theo dõi. Đặc biệt, khi này bạn cần lưu ý không sử dụng băng vệ sinh hoặc quan hệ tình dục khi đang chảy máu.

Bạn nên nghỉ ngơi nhiều nhất có thể, tránh tập thể dục và vận động mạnh, liên hệ cấp cứu ngay nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào sau đây bởi những dấu hiệu này chính là triệu chứng khi bị sẩy thai hoặc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác:

  • Đau dữ dội hoặc chuột rút dữ dội ở vùng bụng dưới
  • Chảy máu nhiều, đau hoặc không đau
  • Tiết dịch từ âm đạo có chứa mô
  • Chóng mặt hoặc ngất xỉu
  • Sốt hơn 38 độ C trở lên hoặc ớn lạnh

Ra máu khi mang thai có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của mẹ và thai nhi. Do đó, không nên chủ quan mà cần chủ động tìm đến cơ sở y tế để được chẩn đoán chính xác.

 

Nguồn : bau.vn

  • Không chỉ cá hồi, loại quả dân dã này cũng chứa đầy omega-3, cực tốt cho mẹ bầu

    Không cần tìm đến những món ăn đắt đỏ như cá hồi, mẹ bầu hoàn toàn có thể bổ sung omega-3 – dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển của thai nhi – thông qua một loại quả quen thuộc, dễ tìm, giá cả phải chăng. Loại quả này còn được giới chuyên gia dinh dưỡng mệnh danh là “thuốc bổ tự nhiên” nhờ những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe.
  • Bí quyết giữ dáng và thư giãn tinh thần cho mẹ bầu qua các bài tập đơn giản

    Mang thai là hành trình kỳ diệu nhưng cũng đầy thử thách với cơ thể và tinh thần của người phụ nữ. Để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh, bên cạnh chế độ dinh dưỡng hợp lý, việc vận động nhẹ nhàng và đúng cách đóng vai trò vô cùng quan trọng. Dưới đây là một số bài tập được khuyến nghị giúp mẹ bầu duy trì sức khỏe và cảm thấy thư giãn trong suốt thai kỳ
  • Chỉ cần thay đổi vài thói quen, mẹ bầu đã có thể tránh ốm suốt 9 tháng thai kỳ

    Mang thai là giai đoạn cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi về nội tiết và miễn dịch, khiến họ dễ bị cảm cúm, ho sốt, nhiễm siêu vi hơn bình thường. Làm sao để mẹ bầu vẫn khỏe mạnh suốt thai kỳ, ít ốm vặt mà không cần dùng đến thuốc? Dưới đây là những cách đơn giản, khoa học giúp tăng cường hệ miễn dịch an toàn cho bà bầu, đã được bác sĩ khuyến khích áp dụng.
  • Mẹ bầu thèm ăn suốt ngày: Bình thường hay dấu hiệu bất ổn?

    Trong suốt thai kỳ, nhiều mẹ bầu thường xuyên cảm thấy đói hoặc thèm ăn một cách bất thường — thậm chí chỉ vừa ăn xong vẫn thấy muốn ăn tiếp. Cảm giác này có thể khiến mẹ bối rối, lo lắng không biết cơ thể mình có đang gặp vấn đề gì không, liệu có ảnh hưởng đến thai nhi không. Vậy, hiện tượng thèm ăn liên tục khi mang thai có phải là điều bất thường?
  • Mẹ bầu đái tháo đường nên ăn gì? Gợi ý thực phẩm giàu vi chất, an toàn cho thai kỳ

    Trong thai kỳ, việc kiểm soát đường huyết là vô cùng quan trọng đối với những mẹ bầu mắc đái tháo đường. Bên cạnh việc tuân thủ chỉ định y khoa, chế độ dinh dưỡng hợp lý chính là "chìa khóa vàng" giúp đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, không ít mẹ bầu băn khoăn: ăn gì để vừa kiểm soát đường huyết, vừa bổ sung đủ vi chất thiết yếu cho sự phát triển của em bé?Dưới đây là danh sách những thực phẩm giàu vi chất nhưng vẫn an toàn cho mẹ bầu bị đái tháo đường, được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị.
  • Vì sao mẹ bầu hay mất ngủ? 6 nguyên nhân thường gặp và cách cải thiện tự nhiên

    Mang thai là một hành trình kỳ diệu nhưng cũng đầy thử thách, đặc biệt là với giấc ngủ. Rất nhiều mẹ bầu than phiền về tình trạng mất ngủ, khó ngủ hoặc ngủ chập chờn trong suốt thai kỳ. Giấc ngủ không chất lượng không chỉ khiến mẹ mệt mỏi, cáu gắt mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Dưới đây là 6 nguyên nhân phổ biến gây mất ngủ khi mang thai và những cách khắc phục tự nhiên, an toàn mà mẹ bầu có thể áp dụng ngay tại nhà.