Sai lầm khi cho trẻ uống sữa tươi mất sạch dinh dưỡng, dễ gây bệnh

Những sai lầm khi cho trẻ uống sữa tươi khiến cho hệ tiêu hóa của bé hoạt động không hiệu quả dễ gây đầy bụng khó tiêu.

Cho trẻ uống sữa tươi sai thời điểm

Theo các nhà khoa học, mẹ không nên cho trẻ dưới 1 tuổi uống sữa tươi, mà chỉ nên cho trẻ dùng sữa tươi khi trẻ đã hơn một tuổi. Nguyên nhân là trong thành phần dưỡng chất của sữa tươi có hàm lượng đạm, canxi và phốtpho cao, nếu cho trẻ dưới một tuổi uống sẽ dễ có nguy cơ bị quá tải thận. Về lâu dài, làm trẻ có nguy cơ bị cao huyết áp, béo phì ở tuổi trưởng thành. Thêm vào đó, trong sữa tươi có hàm lượng đạm cao còn gây đầy bụng, khó tiêu, làm trẻ chán ăn.

Trong sữa tươi có ít sắt, nghèo vi lượng nên trẻ dưới một tuổi có nguy cơ thiếu máu, thiếu sắt, thiếu vi lượng nếu sử dụng sữa tươi như thực phẩm chính, khiến cho trẻ thiếu đi rất nhiều thành phần dinh dưỡng cần thiết để phát triển.

Bổ sung không hợp lý

Khi uống sữa mẹ nên bổ sung sữa một cách hợp lý cho bé. Các mẹ chỉ nên bổ sung sữa tươi vào chế độ ăn uống hằng ngày của trẻ trên một tuổi, tốt nhất là trẻ trên hai tuổi với liều lượng khoảng 200-300 ml/ngày. Trẻ nên được xen kẽ những loại sữa công thức để có thể bổ sung sắt, kẽm, vi chất… cần thiết cho nhu cầu phát triển của trẻ theo các lứa tuổi.

Đối với trẻ 2-3 tuổi trở lên, có thể cho trẻ uống lượng sữa tươi nhiều hơn vì lúc này chế độ ăn đa dạng sẽ giúp trẻ nhận đủ các dưỡng chất và trẻ có khả năng tiêu hóa, hấp thu các thức ăn tốt hơn. Với thiếu niên, có thể sử dụng sữa tươi thay sữa bột, đảm bảo tổng lượng sữa 500-700 ml/ngày. Ngoài ra, cần kết hợp chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất để bé có thể phát triển thể chất và trí não một cách tốt nhất.

Chọn sữa không hợp lý với bé

Khi chọn sữa cho trẻ nhỏ cha mẹ nên chọn loại sữa tươi nên chọn sữa nguyên kem, không nên chọn sữa tách béo. Bởi nếu mẹ cho bé uống nhiều sữa có đường và chất béo sẽ gây nên tình trạng thừa cân béo phì thì nên dùng sữa tách béo một phần hoặc toàn phần.

Với những trẻ đã đủ cân nặng, nên chọn sữa không đường để giảm bớt lượng đường hấp thu nhanh trong khẩu phần vì không có lợi cho sức khỏe. Nếu uống sữa có đường thì sau khi uống nên súc miệng để tránh bị sâu răng ảnh hưởng tới sức khỏe của bé.

Trong thành phần của sữa tươi bao gồm ba loại là sữa vắt trực tiếp, sữa thanh trùng và tiệt trùng. Trong đó chỉ nên cho trẻ uống sữa thanh trùng, tiệt trùng để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Không nên uống sữa bò vắt trực tiếp vì không đảm bảo sạch vi khuẩn, có nguy cơ nhiễm khuẩn tiêu hóa. Nguy cơ nhiễm khuẩn, nhiễm độc cao nhất là với các cơ sở chăn nuôi vắt thủ công, quy trình vắt không sạch, chuồng trại không đúng tiêu chuẩn, bảo quản và vận chuyển không đảm bảo chất lượng.

Nguồn : Sức Khỏe 24h

  • Làm sao để nhận biết trẻ bị tăng động giảm chú ý ?

    Tăng động giảm chú ý (ADHD - Attention Deficit Hyperactivity Disorder) là một rối loạn phát triển thần kinh phổ biến ở trẻ nhỏ, ảnh hưởng đến khả năng tập trung, kiểm soát hành vi và mức độ hoạt động. Dưới đây là dấu hiệu nhận biết trẻ bị tăng động giảm chú ý:
  • Đừng nuôi dạy con theo cách này

    Cha mẹ được coi là những người giữ vai trò định hướng trong cuộc đời của mỗi đứa trẻ. Họ là những người chăm sóc chính, người sẽ nuôi dạy con nhỏ những giá trị của cuộc sống và giúp chúng hình thành nhân cách của mình. Tuy nhiên, không phải tất cả các bậc cha mẹ đều tuyệt vời và một số kiểu cha mẹ độc hại có thể tác động tiêu cực đến cuộc sống của con cái họ.
  • Cảnh báo sáng xanh từ các thiết bị điện tử gây suy giảm thị lực ở trẻ

    Hiện nay, trẻ em tiếp xúc với điện thoại, máy tính bảng, tivi ngày càng nhiều, làm tăng nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe thị giác. Một trong những tác nhân nguy hiểm nhất là ánh sáng xanh từ màn hình điện tử.
  • Cha mẹ cần làm gì khi bé chậm nói ?

    Trẻ chậm nói là một trong những dạng chậm phát triển phổ biến nhất, xảy ra khi khả năng ngôn ngữ của trẻ không phát triển đúng với độ tuổi. Việc nhận biết và điều trị sớm tình trạng này giúp trẻ sớm cải thiện khả năng ngôn ngữ và giảm thiểu các tác động tiêu cực ảnh hưởng đến trẻ về lâu dài
  • Tiết lộ: Trẻ đi học mẫu giáo ở độ tuổi này sẽ thông minh hơn

    Các nhà khoa học đã tìm ra độ tuổi lý tưởng để cho trẻ đi học mẫu giáo. Cha mẹ nên đưa con đi học mẫu giáo vào thời điểm để trẻ được học hỏi và phát huy tốt nhất các kỹ năng của bản thân.
  • Gợi ý cho bé những hoạt động thúc đẩy sự sáng tạo

    Chỉ cần cha mẹ định hướng đúng cách sự sáng tạo của trẻ là không giới hạn. Như một trang giấy trắng học cách nhận biết cuộc sống.