Yêu cầu về thức ăn dành cho bé ăn dặm
Đồ ăn dặm cho bé phải là các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng và đủ về mặt số lượng để trẻ có thể tiếp tục phát triển. Ở thời điểm này, hệ tiêu hoá của trẻ đủ phát triển để tiêu hoá hầu hết các loại thức ăn. Tuy nhiên, một số nguy cơ cũng thường xảy ra khi bắt đầu cho trẻ ăn dặm như việc trẻ không nhận được đủ các chất dinh dưỡng từ thức ăn bên ngoài để đáp ứng nhu cầu phát triển của trẻ có thể dẫn tới suy dinh dưỡng và thiếu vi chất như dẫn đến còi xương do thiếu calci, thiếu máu do thiếu sắt… Bên cạnh đó, trong các bữa ăn dặm bổ sung của trẻ còn sử dụng các loại gia vị mặn như muối ăn, nước chấm…
Vì vậy ăn dặm không chỉ cần đảm bảo tính đa dạng, cung cấp đủ các chất dinh dưỡng mà còn cần chú ý đến việc sử dụng các gia vị mặn hợp lý. Một chế độ ăn thiếu hoặc thừa muối (natri) đều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ.
Vị giác và hệ tiêu hóa của bé khác hoàn toàn người lớn
Việc ngon miệng là do ông bà cha mẹ nghĩ vậy và chỉ đúng với người lớn mà thôi. Còn đối với trẻ em là một chuyện khác. Số lượng cơ quan cảm nhận vị giác của trẻ em cao hơn người lớn rất nhiều.
Nghĩa là, cùng một kích thích nhưng vị giác trẻ con nhận được sẽ mạnh và nhanh hơn người lớn. Đó là lí do vì sao đôi khi chỉ 1 ít tiêu hoặc hành trong cháo nhưng những đứa trẻ vẫn không thể ăn là vậy.
Vị giác và hệ tiêu hóa của bé khác hoàn toàn người lớn
Nêm muối vào đồ ăn dặm của con với suy nghĩ là ngon miệng là sai lầm. Ngon với người lớn chứ cực mặn với trẻ con. Thứ hai, chức năng thận của trẻ em chưa hoàn thiện ngay từ lúc mới sinh ra mà chỉ đạt chức năng ngang người lớn sau 3 tuổi.
Tác hại của việc cho trẻ ăn gia vị quá sớm
Theo ThS. Bác sĩ Trần Thanh Hải – HLV Dinh Dưỡng – Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia, đồng thời là người sáng lập Trung tâm chăm sóc sức khỏe An Nhiên cho biết: “Việc cho gia vị (mắm, muối, đường, hạt nêm, mì chính) vào đồ ăn của trẻ hoặc nêm gia vị cho trẻ ăn dặm quá sớm là sai lầm bởi điều này không những không cần thiết mà nó còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ”.
Cơ thể của trẻ em lúc này, hệ thống các cơ quan trong cơ thể của trẻ nhỏ chưa phát triển hoàn thiện và còn non nớt, nhất là thận. Nếu nêm muối hoặc nước mắm vào cháo/bột, bộ phận này của trẻ không thể chuyển hóa được. Chúng sẽ làm tổn thương thận, thậm chí não của đứa trẻ. Khi ăn nhiều muối, gia vị mặn, bé phải đi tiểu nhiều hơn để thải lượng muối đó ra ngoài và kéo theo ion quan trọng khác, trong đó có canxi.
Khi cơ thể trẻ hấp thu một lượng Natri cao, thận sẽ tích cực lọc thải lượng Natri dư thừa, vì nồng độ Natri cao trong cơ thể sẽ dẫn đến các hệ quả về cao huyết áp, các vấn đề tim mạch, và các biến chứng nguy hiểm, như đột qụy, nhồi máu cơ tim… về sau. Chưa kể đến nữa, là khi cơ thể luôn được cung cấp một lượng lớn Natri qua chế độ ăn, thận phải làm việc cật lực để thải trừ, và vì máy chạy hoài với công suất cao, sẽ mệt, dễ hư hơn, và hư sớm hơn.
Khi cơ thể trẻ hấp thu một lượng Natri cao, thận sẽ tích cực lọc thải lượng Natri dư thừa sẽ dẫn đến thận hư sớm
Thêm vào đó, thói quen không tốt này của các mẹ vô tình tạo cho con thói quen ăn mặn khi lớn hơn. Trong khi ăn mặn sẽ khiến chúng ta đối mặt với nguy cơ mắc các bệnh như cao huyết áp, tim mạch… Tuy nhiên, điều này không có nghĩa trẻ không cần muối – một vi chất không thể thiểu đối với sự phát triển của cơ thể.
Theo khuyến cáo, lượng muối cần thiết cho độ tuổi này chỉ nhỏ hơn 1 g. Lượng muối khoáng này đã có đủ trong rau củ quả, sữa mẹ. Do đó, các mẹ không cần phải lo lắng chuyện bé ăn nhạt miệng hoặc không thấy ngon.
Dầu ăn hoặc mỡ động vật là gia vị duy nhất cần phải cho vào đồ ăn dặm
Bác sĩ Trần Thanh Hải cũng cho hay: Dầu ăn hoặc mỡ động vật là gia vị duy nhất cần phải cho vào đồ ăn dặm. Chúng thuộc nhóm chất béo – là nhóm chất dinh dưỡng rất quan trọng, đóng vai trò chính trong cung cấp năng lượng cho trẻ, giúp hình thành mô mỡ có chức năng điều hòa thân nhiệt. Thiếu chúng, trẻ sẽ khó hấp thu các vitamin.
Liều lượng muối vừa đủ cho bé trong ngày
Theo khuyến cáo của NHS (Trung Tâm Y tế Quốc gia của Anh) thì lượng muối tối đa theo tuổi như sau
• Dưới 12 tháng tuổi: 1g muối/ngày (<0.4g Natri)
• 1 đến 3 tuổi : 2g muối/ngày (0.8g Natri)
• 4 đến 6 tuổi 3g muối/ngày (1.2g Natri)
• 7 đến 10 tuổi 5g muối/ngày (2g Natri)
• Trên 11 tuổi 6g muối/ngày (2.4g Natri)
Các bạn thấy đó, trẻ 11 tuổi mới cần 6g muối hay 1 muỗng cà phê muối mà thôi. Việc nêm chỉ 1/2 muỗng muối cho trẻ dưới 12 tháng tuổi dù nghĩ rằng là vừa miệng nhưng thực chất là nhiều và gây quá tải muối cho con.
Với trẻ còn ăn dặm, trong bột ăn dặm, sữa công thức, trái cây… đã chứa đủ lượng muối cho bé (nếu không muốn nói hơn 1gr muối) cho con bạn. Việc nêm muối vào chỉ làm thận con bạn thêm quá tải mà thôi.
Nguồn : Sức khỏe cộng đồng
http://suckhoe24h.suckhoecongdongonline.vn/tac-hai-cua-viec-cho-tre-an-gia-vi-qua-som-a180074.html