Trẻ ăn dặm thường bị táo bón ghé thăm sau khi bắt đầu ăn dặm khoảng 2 – 3 tuần, hay còn gọi là táo bón ăn dặm. Tình trạng này khá phổ biến và chủ yếu nguyên nhân bắt nguồn lại từ phía bố mẹ. Liệu có cách nào để sửa chữa lại những sai lầm đó của bố mẹ hay không?
1. Biểu hiện của bé bị táo bón ăn dặm
Chắc chắn rất nhiều mẹ đau đầu về vấn đề bé bị táo bón, không chỉ giai đoạn khởi đầu ăn dặm mà còn cả giai đoạn về sau này. Có nhiều bé phải dùng biện pháp thụt thường xuyên, rất khó chịu và làm con mất khả năng tự chủ trong việc đi nặng. Đặc biệt hình thức thụt cực gây hại cho trẻ khi mới ở thời kỳ ăn dặm
Biểu hiện của chứng táo bón ăn dặm:
– Output ít hơn bình thường.
– “Sản phẩm” cứng, to và rất khó output.
– Đau khi ouput (Mặt đỏ, cong lưng, rặn và khóc. Với bé sơ sinh thì thường bị chướng bụng, mặt đỏ, rặn và khóc).
– Output lắt nhắt.
2. Nguyên nhân trẻ bị táo bón ăn dặm
Chế độ dinh dưỡng không hợp lý
Đây là nguyên nhân đầu tiên, lượng tinh bột, đạm trong bữa ăn của bé không cân đối so với lượng chất xơ hoặc lượng đạm, tinh bột vượt quá nhu cầu cần thiết của bé sẽ rất dễ dẫn đến táo bón.
Bên cạnh đó, việc cho bé ăn đồ quá bổ dưỡng hoặc cho bé ăn quá nhiều, khi hệ tiêu hóa của bé còn non nớt cũng dẫn đến việc bé bị táo bón.
Bé ăn dặm sớm, lộ trình làm quen với thức ăn không thích hợp, khi cho ăn các thực phẩm khó tiêu hóa quá sớm và quá nhiều gây hại cho bé. Không phải ngẫu nhiên các chuyên gia đều khuyên mẹ hãy cho bé ăn dặm khi bé tròn 6 tháng. Dưới 6 tháng ngoài sữa, cơ thể bé không cần bổ sung thêm bất cứ thứ gì kể cả nước!
Trẻ ăn dặm quá sớm là nguyên nhân gây táo bón ăn dặm
Bé dị ứng với thức ăn
Có 1 vài bé cơ thể sẽ phản ứng với thức ăn bé không hợp, và táo bón là 1 trong số những phản ứng đó. Có những bé sẽ bị táo ngay khi ăn một loại thức nào đó. Khi đó bé gặp rối loạn chuyển hóa thức ăn hoặc một số bệnh lý bẩm sinh. Điều này cũng khiến con bị chứng táo bón kéo dài và rất khó để khỏi.
Ăn nhiều các chế phẩm từ sữa
Đặc biệt là phomai, rất dễ gây táo bón nếu bé ăn quá nhiều. 1 tuần mẹ nên bổ sung vào bữa ăn của bé 2 – 3 lần phomai với lượng vừa phải theo độ tuổi.
3. Chiêu trị táo bón ăn dặm chỉ trong 2 ngày
– Đối với bé mới ăn dặm, mẹ có thể dừng ăn dặm cho đến khi con đi ngoài đều đặn. Bên cạnh đó, cần đảm bảo lượng chất xơ có trong món ăn của bé, bằng cách thêm nhiều rau và trái cây. Nên đa dạng các loại đạm cùng các loại tinh bột và bổ sung vào thực đơn của con, các thực phẩm có lợi cho tiêu hóa, và chống táo bón như: hạt chia, hạt gai dầu, đu đủ, chuối tiêu…
– Mận tây khô với công dụng như một “siêu nhân” đẩy lùi táo bón. Mận khô rất giàu chất xơ và có chứa sorbitol – 1 chất kích thích đại tràng nhẹ, giúp giảm thời gian vận chuyển của phân và giảm nguy cơ táo bón.
Nước ép mận trị táo bón cho trẻ sơ sinh
– Cho con bú đủ sữa dù trẻ đã bắt đầu ăn dặm. Đồng thời mẹ đang con bú cũng cần bổ sung vào thực đơn của mình nhiều rau, trái cây và thực phẩm giàu chất xơ.
Táo bón ăn dặm mãi là bài toán không hồi kết nếu mẹ không kịp thời tìm đến các giải pháp. Nuôi con là một hành trình, hãy tiếp thu kinh nghiệm từng chút một mẹ nhé.
Nguồn : bau.vn