Tuần 30 của thai kỳ thai nhi mới quay đầu là sớm hay muộn?

Thai nhi quay đầu là một dấu hiệu cần thiết báo hiệu mẹ bầu có thể dễ dàng sinh thường. Vậy thai nhi quay đầu ở thời điểm nào?

Thai nhi quay đầu ở tuần 30 là sớm hay muộn? Cùng bau.vn giải đáp trong bài viết dưới đây nhé.

Thai nhi quay đầu ở tuần thai thứ mấy?

Thời điểm quay đầu của mỗi em bé là khác nhau. Trên thực tế, thời điểm quay đầu cũng phụ thuộc khá nhiều vào số lần bà bầu đã mang thai.

Đối với những thai phụ mang thia lần đầu thì thời điểm quay đầu của em bé sẽ rơi vào tuần thai thứ 34 hoặc 35. Tuy nhiên, các mẹ mang thai lần hai thì thời điểm em bé quay đầu muộn cũng thường hơn, khoảng tuần thai thứ 36 hoặc 37. Bên cạnh đó cũng có không ít trường hợp thai nhi quay đầu sớm từ tuần thứ 28.

Có phải mọi thai nhi đều quay đầu?

Trên thực tế, vào giao đoạn gần cuối thai kỳ, em bé trong bụng mẹ sẽ tự động quay đầu chúc xuống dưới, gáy quay về phía bụng mẹ và tạo áp lực lên tử cụng để chuẩn bị cho thời khắc lọt lòng. Tuy nhiên không phải tất cả em bé đều sẽ quay đầu đúng thời điểm. Trong một số trường hợp, thai nhỉ thậm chí còn không quay đầu, gây nên tình trạng ngôi thai ngược và khiến cho quá trình sinh thường của mẹ bị cản trở.

Cùng với thời điểm em bé quay đầu thì xác định kiểu kiểu ngôi thai cũng là điều vô cùng cần thiết. Nó sẽ giúp các bác sĩ chọn ra các phương pháp sinh an toàn và phù hợp nhất đối với thai phụ.

Ngôi đầu

Ngôi đầu còn được gọi là ngôi thuận của thai nhi. Đây là trường hợp em bé ở tư thế đầu quay xuống hướng âm đạo và mông hướng về phía ngực của mẹ. Nếu bé không quá nặng cân thì ngôi đầu là tư thế thuận lợi nhất để thai phụ sinh thường.

Ngôi mông

Ngôi mông là tình trạng ngôi thai ngược. Đây là trường hợp đầu thai nhi hướng lên trên, còn mông hướng về âm đạo. Ngôi mông sẽ khiến mẹ khó sinh hơn so với ngôi đầu. Khi đó, tùy theo kiểu ngôi mông mà các bác sĩ sản khoa sẽ đưa ra phương pháp sinh mổ hay sinh đường âm đạo cho thai phụ.

Ngôi ngang hoặc ngôi xiên

Đây là tư thế mà lưng của thai nhi hướng xuống phía dưới đồng thời bên bả vai của bé có thể chạm “cửa ra”. Đối với trường hợp này, các bác sĩ có thể sờ vào vai của bé khi khám. Bởi vậy, thai phụ chỉ có thể sinh mổ do các bộ phận của bé đều rất lớn dẫn tới không thể sinh thường được.

Thai nhi 30 tuần chưa quay đầu có làm sao không?

Như đã đề cập ở trên, thời điểm quay đầu của mỗi thai nhi là khác nhau, có những em bé quay đầu sớm từ tuần thai 28. Tuy nhiên, có những trường hợp em bé đến tận tuần 36, 37 mới quay đầu. Bởi vậy, nếu thai nhi ở tuần thai thứ 30 mà vẫn chưa quay đầu thì mẹ cũng đừng quá lo lắng. Mẹ bầu nên cố gắng nghỉ ngơi, ăn uống theo chế độ dinh dưỡng cho đến 3-4 tuần sau mà bé vẫn chưa quay đầu thì hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn.

Thai nhi quay đầu là một việc rất quan trọng. Điều này sẽ tác động trực tiếp đến quá trình sinh nở của bà bầu. Nếu em bé không quay đầu thai phụ sẽ khó sinh hoặc phải đẻ mổ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. Do đó, trong giai đoạn cuối của thai kỳ, mẹ bầu nên khám thai định thường xuyên để theo dõi ngôi thai và có những biện pháp can thiệp sớm giúp thai nhi quay đầu.

Nguồn : bau.vn

  • Mẹ bầu ăn gì để da mịn, không sạm nám? 5 nhóm thực phẩm giúp “đẹp từ trong bụng”

    Nhiều mẹ bầu than phiền làn da trở nên xỉn màu, nổi mụn hoặc nám da trong thai kỳ. Thay vì phụ thuộc vào mỹ phẩm, một chế độ ăn uống khoa học có thể giúp cải thiện đáng kể vẻ ngoài của làn da từ bên trong. Dưới đây là những thực phẩm vàng giúp mẹ bầu vừa khỏe mạnh vừa giữ được làn da rạng rỡ, hồng hào suốt thai kỳ.
  • Mẹ bầu khó thở khi mang thai: trường hợp nào bất thường cần nhập viện?

    Mẹ bầu khó thở là một vấn đề sức khoẻ thường gặp trong những ngày thai kỳ. Thế nhưng có những trường hợp bất thường cần phải lưu ý dưới đây.
  • Không cần cá hồi, mẹ bầu vẫn đủ omega-3 nhờ loại hạt này

    Không cần đến các loại cá đắt đỏ như cá hồi, mẹ bầu vẫn có thể bổ sung omega-3 hiệu quả từ một loại hạt bé nhỏ, dễ tìm và giá cực kỳ phải chăng – đó là hạt lanh. Không chỉ giàu dinh dưỡng, hạt lanh còn mang đến nhiều lợi ích sức khỏe cho cả mẹ và bé, được mệnh danh là “thuốc bổ tự nhiên” trong thai kỳ hiện đại.
  • Những lợi ích bất ngờ khi ăn đủ 9 quả chà là mỗi ngày trong thai kỳ

    Chà là không chỉ là món ăn ngon, mà còn là "thần dược" thiên nhiên dành cho bà bầu. Ăn đủ 9 quả chà là mỗi ngày trong suốt thai kỳ được cho là mang lại nhiều lợi ích sức khỏe – từ hỗ trợ sinh nở nhẹ nhàng đến tăng cường dinh dưỡng và tâm trạng tích cực.
  • 6 mẹo giảm đau lưng cho bà bầu theo lời khuyên từ bác sĩ sản khoa

    Đau lưng là một trong những triệu chứng phổ biến nhất mà mẹ bầu gặp phải, đặc biệt từ tam cá nguyệt thứ hai trở đi. Nguyên nhân chủ yếu đến từ sự thay đổi nội tiết tố, tăng cân nhanh, và sự dịch chuyển trọng tâm cơ thể khi thai nhi phát triển. Tuy nhiên, mẹ hoàn toàn có thể giảm cảm giác khó chịu bằng một vài mẹo đơn giản, an toàn và hiệu quả dưới đây:
  • Bà bầu có nên ăn dứa? Sự thật về nỗi lo sảy thai và chuyển dạ sớm

    Từ lâu, dứa (thơm) bị đồn là loại trái cây “cấm kỵ” trong thai kỳ vì có thể gây sảy thai hoặc kích thích chuyển dạ. Tuy nhiên, các chuyên gia sản khoa khẳng định: ăn dứa đúng cách và với lượng hợp lý hoàn toàn không nguy hiểm, thậm chí còn đem lại lợi ích cho mẹ bầu nếu biết cách sử dụng.