Thoát vị rốn sơ sinh: Dấu hiệu và những điều cha mẹ cần biết

Thoát vị rốn ở trẻ sơ sinh là hiện tượng xuất hiện khối phồng ở rốn, khối phồng thay đổi kích thước khi hoạt động. Hãy đọc ngay bài viết sau!

Nhiều bậc cha mẹ cảm thấy lo lắng khi thấy biểu hiện bất thường ở vùng rốn của con. Nếu cha mẹ thấy trẻ gặp phải các biểu hiện như vùng ở của trẻ bị lồi lên một khối nhỏ hay phình lên mỗi khi trẻ khóc hoặc rướn người thì rất có thể trẻ đã mắc phải thoát vị rốn. Thoát vị rốn là một dị tật khá phổ biến ở trẻ sơ sinh. Để tìm hiểu chi tiết hơn thông tin về vấn đề này, hãy cùng đọc ngay bài viết dưới đây của Bau.vn!

Thoát vị rốn ở trẻ sơ sinh là gì?

Thoát vị xảy ra khi tổ chức hay một phần nội tạng lồi ra khỏi vị trí bình thường của nó trong cơ thể. Thoát vị rốn xảy ra khi nội tạng trong ổ bụng chui ra ngoài, tạo thành một khối lồi tại vùng rốn. Khối thoát vị có thể chứa dịch, một phần nội tạng ví dụ như ruột, hoặc các tổ chức khác từ ổ bụng.

Nguyên nhân trẻ bị thoát vị rốn

Trẻ được sinh ra với dây rốn gắn ở bụng, trẻ được nuôi dưỡng trong bụng mẹ bằng dây rốn. Dây rốn đưa chất dinh dưỡng tới nuôi bé trong suốt thời gian trọng bụng mẹ. Dây rốn đi vào cơ thể qua một lỗ nhỏ trong cơ thành bụng và được cắt sau khi trẻ chào đời. Trong vòng 1-2 tuần sau khi sinh, cuống rốn teo dần và rụng đi, vết thương tự lành và tạo nên rốn của trẻ. Thông thường, lỗ ở thành bụng nơi dây rốn đi qua sẽ tự đóng lại khi bé lớn lên, trong trường hợp xảy ra khi các cơ bụng đóng không kín sẽ gây ra thoát vị rốn.

Dấu hiệu thoát vị rốn ở trẻ

Một khối tròn nổi lên ngay tại vị trí lỗ rốn. Bạn có thể nhìn thấy khối lồi này và cảm nhận nó khi ấn thật nhẹ nhàng lên vùng rốn. Khối thoát vị có thể to lên khi trẻ khóc, ho hay ưỡn người để đi ngoài hay khi bé ngồi dậy. Khối này có thể nhỏ đi hoặc biến mất khi bé thư giãn. Thoát vị rốn thường không gây đau.

Cách điều trị thoát vị rốn sơ sinh

Hầu hết thoát vị rốn nhẹ sẽ tự cải thiện đến khi trẻ 1 tuổi. Khi bé lớn lên, cơ thành bụng khoẻ hơn và có thể đóng kín lỗ hổng thành bụng, thoát vị sẽ tự mất đi. Mặt khác với một số trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định tiến hành phẫu thuật khiến các mô đệm quay trở lại khoang bụng. Lúc này, bệnh sẽ khỏi hẳn và không tái phát.

Cách chăm sóc trẻ bị thoát vị rốn

Cha mẹ lưu ý không để trẻ khóc nhiều, hạn chế để trẻ hoạt động quá mức khiến áp lực trong ổ bụng làm khối phồng lớn dần. Ngoài ra, cha mẹ cũng cần chú ý thành phần dinh dưỡng cho trẻ bằng cách cho trẻ ăn nhiều chất xơ, tránh tình trạng táo bón gây ảnh hưởng tới thoát vị.

Nguồn : bau.vn