Thường xuyên ngủ chung với thú cưng, có nhiều tiềm ẩn nguy hiểm

Ngủ chung với thú cưng là việc quen thuộc với những yêu động vật nhưng nó có thể gây ra những tác hại khôn lường đối với sức khỏe.

Bệnh hen suyễn

Ngủ cùng với thú cưng như chó mèo ảnh hưởng sức khỏe, làm tăng các vấn đề liên quan đến hệ hô hấp như bệnh hen suyễn. Lông chó, mèo có độ bám rất cao. Chúng có thể dính ở bất cứ nơi đâu trong nhà như giường ngủ, ghế sofa, quần áo. Vì vậy những người bị bệnh hen suyễn, dị ứng với lông thú rất dễ bị kích ứng đường hô hấp, khởi phát cơn hen cấp tính, khó thở, nguy hiểm đến tính mạng. Lúc này, bạn cần thay đổi thói quen sống, hạn chế tiếp xúc với thú cưng, đặc biệt là không ngủ chung với chúng.

Bệnh dị ứng

Lông ật nuôi là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra dị ứng cho con người. Nó có thể làm người bệnh bị nổi mề đay, sần phù, da đỏ tấy, ngứa ngáy.

Bệnh hắc lào

Trên da mèo có nấm tinea ciroinata và có thể lây bệnh hắc lào cho con người.

Bệnh giun móc

Giun móc cũng là một loại ký sinh trùng thường được tìm thấy trên các vật nuôi quen thuộc như gà, chó, mèo… Chúng có thể lây theo cách ngủ chung với thú cưng hoặc tiếp xúc trực tiếp với trứng giun có trong chất thải của động vật.

Bệnh giun đũa

Đa số chó, mèo đều mang trong mình vật ký sinh là giun đũa. Trứng giun đũa có khả năng tồn tại tốt. Chúng có thể sống hơn 1 tháng trong môi trường ẩm ướt như đất, cát. Nếu dọn cát vệ sinh của thú cưng có chứa giun đũa nhưng không vệ sinh tay sạch sẽ trước khi ăn, trứng giun có thể đi vào đường tiêu hóa và gây ra cá biến chứng trên cơ thể con người.

Bệnh sán dây

Sán dây có thể lây từ bọ chét khi thú cưng liếm lông, căn hoặc nuốt bọ chét nhiễm sán. Nếu bạn tiếp xúc với vùng mông của vật nuôi, ngồi hoặc đi chân không ở khu đất cát có chứa mầm bệnh, nguy cơ nhiễm sán dây sẽ rất cao.

Bệnh sán chó và sán mèo

Bệnh sán chó còn được gọi là bệnh giun đũa Toxocara. Bệnh do một loại giun tròn ký sinh được tìm thấy trong ruột của chó (Toxocara canis) và mèo (Toxocara cati).

Loại sán này sống ký sinh ở thành ruột chó, mèo rồi để trứng. Trứng theo phân đi ra ngoài và hóa phôi thai trong môi trường tự nhiên sau 1-2 tuần. Nếu vô tình tiếp xúc với phôi thai này (qua cách vuốt ve, đặc biệt là chạm tay vào vùng lông ở mông, bàn chân chó mèo) thì nguy cơ các mầm bệnh có thể đi vào cơ thể người và di chuyển qua thành ruột, theo đường máu đến gan, phổi, hệ thần kinh…

Bệnh sán chó, sán mèo được coi là một bệnh nguy hiểm và thầm lặng. Nó có thể gây ra các hiện tượng như sốt, khó thở, nhức đầu, giảm thị lực, triệu chứng tâm thần kinh không rõ nguyên nhân… Khi thấy các biểu hiện này, bạn cần đến bệnh viện để được xét nghiệm ký sinh trùng và điều trị kịp thời nếu cần thiết.

Nhiễm vi khuẩn Bartonella henselae từ vết cào của mèo nhiễm bọ chét

Nếu mèo có bọ chét và chúng vô tình làm bạn bị xước da, bạn sẽ có nguy cơ nhiễm một loại vi khuẩn có tên là Bartonella henselae. Vi khuẩn này chỉ gây sốt, phình các hạch bạch huyết và mệt mỏi, trường hợp nặng có thể sẽ phải nhập viện để điều trị.

Bệnh dại của chó

Virus bệnh dại có trong nước bọt của chó. Nếu bị chó dại cắn và không đi tiêm phòng, tỷ lệ sống sót của người nhiễm bệnh là rất thấp.

Nhiễm virus Lymphocytic Choriomeningitis từ chuột hamster

Tiếp xúc trực tiếp với nước tiểu, phân hoặc chuồng của động vật gặm nhấm có nhiễm virus Lymphocytic Choriomeningitis, bạn cũng có thể nhiễm bệnh. Biểu hiện của bệnh giống cúm nhưng khi chuyển biến nặng, nó có thể gây ra viêm não.

Nguồn : Sức Khỏe Cộng Đồng

  • Tập luyện không chỉ dáng đẹp – còn giúp da sáng mịn bất ngờ!

    Chúng ta thường biết đến lợi ích của vận động đối với sức khỏe tim mạch, cân nặng hay tinh thần. Tuy nhiên, ít ai ngờ rằng việc duy trì thói quen vận động đều đặn còn mang lại một “tác dụng phụ” tuyệt vời: làn da sáng khỏe, tươi tắn từ bên trong. Vậy cơ chế nào khiến việc vận động giúp cải thiện làn da? Hãy cùng tìm hiểu.
  • Matcha và nguy cơ thiếu máu: Sự thật cần biết trước khi uống mỗi ngày

    Matcha – loại bột trà xanh nổi tiếng của Nhật Bản – từ lâu đã được yêu thích nhờ hương vị đặc trưng và các lợi ích sức khỏe như chống oxy hóa, tăng cường năng lượng và hỗ trợ giảm cân. Tuy nhiên, gần đây xuất hiện một số lo ngại rằng việc tiêu thụ matcha quá thường xuyên có thể gây thiếu máu do thiếu sắt. Liệu điều này có cơ sở khoa học?
  • Lối đi riêng cho người dễ béo: Mẹo giảm cân khoa học an toàn

    Giảm cân vốn đã là một hành trình gian nan, nhưng với những người có cơ địa dễ tăng cân – hay còn gọi là “dễ hấp thu, khó tiêu hao” – thì cuộc chiến với cân nặng càng trở nên cam go hơn. Tuy nhiên, với những chiến lược khoa học và kỷ luật hợp lý, bạn hoàn toàn có thể làm chủ vóc dáng của mình.Dưới đây là một số mẹo giảm cân hiệu quả dành riêng cho người có cơ địa dễ tăng cân:
  • Thức uống rẻ tiền nhưng lợi hại: Nước dừa và loạt công dụng ít ai ngờ

    Trong những ngày hè oi bức hoặc sau một buổi vận động mệt nhoài, một ly nước dừa mát lạnh có thể khiến bạn lập tức thấy khỏe khoắn và tỉnh táo hơn. Nhưng ít ai biết rằng, nước dừa không chỉ là thức uống giải khát thông thường, mà còn là một "thức uống tự nhiên kỳ diệu" nhờ hàm lượng dinh dưỡng đa dạng và lợi ích sức khỏe mà nó mang lại.
  • Nên làm gì để cơ thể phục hồi nhanh hơn sau khi bị cúm ?

    Khi bị cúm, cơ thể cần năng lượng để chiến đấu với virus.Vậy nên,để cơ thể phục hồi nhanh hơn sau khi bị cúm, bạn có thể làm những việc sau:
  • Đừng uống nước dứa tùy tiện! Đây là thời điểm tốt nhất theo chuyên gia dinh dưỡng

    Dứa (hay còn gọi là thơm, khóm) không chỉ là loại trái cây nhiệt đới thơm ngon mà còn là “kho dinh dưỡng” tự nhiên với nhiều lợi ích cho sức khỏe. Uống nước dứa mang lại nhiều công dụng như tăng cường miễn dịch, hỗ trợ tiêu hóa, làm đẹp da và kháng viêm. Tuy nhiên, để tận dụng tối đa các lợi ích này, việc lựa chọn thời điểm uống nước dứa rất quan trọng.