Kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) là sự nỗ lực của nhà nước, xã hội để mỗi cá nhân, mỗi cặp vợ chồng chủ động, tự nguyện quyết định số con, thời gian sinh con và khoảng cách giữa các lần sinh nhằm bảo vệ sức khỏe, nuôi dạy con có trách nhiệm, phù hợp với chuẩn mực xã hội và điều kiện sống của gia đình. Tuy nhiên, do sự chênh lệch mức sinh đáng kể giữa các vùng cũng như mất cân bằng giới tính tăng nhanh nên Ban chấp hành Trung ương quyết định chuyển trọng tâm dân số nhưng vẫn duy trì kế hoạch hóa gia đình theo hướng tập trung vận động sinh ít con hơn ở vùng, đối tượng có mức sinh cao; duy trì kết quả ở những nơi đã đạt mức sinh thay thế; sinh đủ 2 con ở những nơi có mức sinh thấp.
Các biện pháp chính thực hiện kế hoạch hóa gia đình.
Để thực hiện điều này, Nghị quyết 21 yêu cầu công tác dân số trong tình hình mới cần phát triển mạng lưới cung cấp các dịch vụ tầm soát, chẩn đoán sớm bệnh tật trước sinh, sơ sinh, hỗ trợ sinh sản, tư vấn kiểm tra sức khỏe sinh sản trước hôn nhân. Tăng cường kết nối, hợp tác với các cơ sở cung cấp dịch vụ ngoài công lập. Đổi mới phương thức cung cấp, đưa dịch vụ tới tận người sử dụng; thúc đẩy cung cấp dịch vụ qua mạng.
Nguồn : bau.vn