Tiêu thụ quá nhiều đường gây hại như thế nào cho cơ thể ?

Đường là một loại carbohydrate tự nhiên có trong nhiều loại thực phẩm và đồ uống. Đường cung cấp năng lượng cho cơ thể, nhưng tiêu thụ đường quá nhiều và thường xuyên có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Các chuyên gia sức khỏe cảnh báo khi chúng ta tiêu thụ quá nhiều đường, đặc biệt là dưới dạng đường bổ sung, sẽ có thể gây tăng cân và béo phì. Ăn nhiều đường cũng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như tiểu đường tuýp 2, bệnh tim, bệnh gan và một số bệnh ung thư..

Những dấu hiệu cảnh báo

1. Thường xuyên cảm thấy đói

Khi lượng đường trong máu cao, glucose không thể xâm nhập vào tế bào, khiến cơ thể thiếu năng lượng và liên tục đòi hỏi thức ăn. Điều này tạo ra một vòng luẩn quẩn: ăn nhiều đường dẫn đến cảm giác đói liên tục.

2. Thèm đồ ngọt

Tiêu thụ nhiều đường kích thích trung tâm khoái cảm trong não, tăng sản xuất hormone dopamine. Điều này dẫn đến việc cơ thể càng thèm đồ ngọt hơn, tạo thành một vòng xoáy tiêu thụ đường khó kiểm soát.

Tiêu thụ quá nhiều đường sẽ gây hại cho cơ thể (ảnh minh họa)

3. Mệt mỏi kéo dài

Đường huyết cao ngăn cản cơ thể lưu trữ và hấp thụ glucose đúng cách, dẫn đến việc các tế bào không nhận đủ năng lượng, gây ra cảm giác mệt mỏi và uể oải.

Cơ thể mệt mỏi khi tiêu thụ quá nhiều đường (ảnh minh họa)

4. Tăng cân nhanh chóng

Lượng đường dư thừa được chuyển hóa thành chất béo, dẫn đến tăng cân và tăng nguy cơ béo phì. Đồng thời, đường kích thích sản xuất insulin, hormone thúc đẩy tích trữ mỡ trong cơ thể.

5. Cao huyết áp và tim đập nhanh

Tiêu thụ nhiều đường có thể dẫn đến thừa cân, một yếu tố góp phần gây cao huyết áp. Lượng glucose cao trong máu làm tăng áp lực trong động mạch, buộc tim phải hoạt động nhiều hơn, dẫn đến cao huyết áp và tim đập nhanh.

6. Da khô, nổi mụn

Dư thừa đường có thể gây ra các vấn đề về da như khô da, mụn trứng cá và lão hóa sớm. Đường làm giảm độ đàn hồi của da và thúc đẩy quá trình viêm nhiễm, dẫn đến các vấn đề về da liễu.

7. Dễ bị cảm

Tiêu thụ quá nhiều đường có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch, khiến cơ thể dễ mắc các bệnh nhiễm trùng như cảm cúm và cảm lạnh. Đường ảnh hưởng đến khả năng của bạch cầu trong việc tiêu diệt vi khuẩn và virus.

8. Khó tập trung và giảm trí nhớ

Lượng đường cao trong máu có thể ảnh hưởng đến chức năng não, gây khó khăn trong việc tập trung và suy giảm trí nhớ. Điều này có thể do viêm nhiễm và tổn thương tế bào não do dư thừa đường.

9. Thường xuyên đi tiểu và khát nước

Lượng đường cao trong máu khiến thận phải làm việc nhiều hơn để loại bỏ đường dư thừa, dẫn đến việc đi tiểu thường xuyên. Điều này gây mất nước, khiến bạn cảm thấy khát nước liên tục.

10. Vết thương chậm lành

Đường huyết cao ảnh hưởng đến tuần hoàn máu và chức năng của các tế bào miễn dịch, làm chậm quá trình lành vết thương và tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Nên ăn bao nhiêu đường mỗi ngày?

Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA), trẻ em, nam giới trưởng thành, nữ giới trưởng thành sẽ có các mức tiêu thụ đường khác nhau.

Đối tượng Lượng đường
2-18 tuổi < 25g/ngày (ít hơn 6 muỗng càphê)
Nữ giới trưởng thành 25g/ngày (hoặc 6 muỗng càphê)
Nam giới trưởng thành 37,5g/ngày (hoặc 9 muỗng càphê)
Người bệnh đái tháo đường Ăn ít hơn lượng khuyến cáo ở người bình thường. Nếu ăn quá nhiều, người bệnh dễ gặp các biến chứng cấp tính (nhiễm toan ceton-máu chứa nhiều axit), tăng áp lực thẩm thấu máu; biến chứng mạn tính (bệnh thận, tim, tăng huyết áp, phù hoàng điểm, đục thủy tinh thể…)

Cách giảm tiêu thụ đường

Đọc nhãn thực phẩm: Chú ý đến lượng đường trong các sản phẩm đóng gói và chọn những sản phẩm có hàm lượng đường thấp.

Hạn chế đồ uống có đường: Giảm tiêu thụ nước ngọt, nước trái cây đóng hộp và đồ uống có đường khác.

Tăng cường thực phẩm giàu chất xơ: Ăn nhiều rau xanh, trái cây ít đường và ngũ cốc nguyên hạt để giúp kiểm soát đường huyết.

Tập luyện thường xuyên: Hoạt động thể chất giúp cải thiện sự nhạy cảm của insulin và kiểm soát lượng đường trong máu.

Để đảm bảo sức khỏe, bạn nên ăn đúng lượng đường trung bình khuyến nghị, đồng thời luôn lắng nghe cơ thể để nhận biết sớm các dấu hiệu dư thừa đường để điều chỉnh chế độ ăn uống, giúp duy trì sức khỏe và ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng.

Nguồn : bau.vn

  • Tác dụng và các bài thuốc chữa bệnh từ quả sung

    Quả sung là loại quả đi liền với cuộc sống người dân. Quả được biết nhiều thông qua các món ăn dân dã. Ngoài ra, quả cón mang đến nhiều công dụng chữa bệnh. Quả sung chữa béo phì, trĩ, thiếu máu, tăng tiết sữa
  • Tiêu thụ quá nhiều đường gây hại như thế nào cho cơ thể ?

    Đường là một loại carbohydrate tự nhiên có trong nhiều loại thực phẩm và đồ uống. Đường cung cấp năng lượng cho cơ thể, nhưng tiêu thụ đường quá nhiều và thường xuyên có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
  • Ăn chuối có tác dụng gì? Có nên ăn chuối vào bữa sáng không?

    Chuối mang lại những lợi ích sức khỏe đến không ngờ. Tuy nhiên, việc bổ sung chuối tưởng chừng đơn giản nhưng bạn phải ăn đúng cách mới giúp phát huy tối đa hiệu quả của thực phẩm này. Có nên ăn chuối vào buổi sáng không? Mời bạn cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.
  • Những loại trái cây được xem là "thần dược" cho sức khỏe

    Trái cây không chỉ là nguồn dinh dưỡng dồi dào mà còn chứa vô số hợp chất có lợi giúp tăng cường sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật. Dưới đây là những loại trái cây được xem là "thần dược" tự nhiên, giúp cơ thể khỏe mạnh và dẻo dai hơn.
  • Những lợi ích bất ngờ khi ăn khoai lang mỗi ngày

    Khoai lang là một nguồn ít chất béo chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi quan trọng đối với sức khỏe của bạn. Đặc biệt giàu vitamin, đặc biệt là vitamin A, chất xơ và chất chống oxy hóa, khoai lang nên được coi là một bổ sung lành mạnh cho chế độ ăn uống của bạn.
  • Nên ăn những loại hải sản nào để cải thiện thị lực ?

    Mắt là cơ quan giúp chúng ta tiếp nhận thông tin từ thế giới xung quanh, bảo vệ mắt chính là cách để giữ gìn khả năng nhìn rõ suốt cuộc đời. Trong đó, hải sản chính là nguồn thực phẩm giàu dưỡng chất giúp cải thiện sức khỏe mắt, giảm các triệu chứng của cận thị và ngăn ngừa các bệnh lý về mắt.