Trực tràng là phần nằm phía dưới của ruột già và dính liền với xương chậu nhờ vào các dây chằng và cơ. Bệnh sa trực tràng ở trẻ em xuất hiện khi niêm mạc trực tràng nhô ra ngoài hậu môn một phần hoặc toàn phần. Tình trạng này xảy ra có thể do dây chằng và cơ bắt đầu suy yếu vì một số vấn đề mãn tính như táo bón, tiêu chảy hoặc rặn khi đi vệ sinh. Ngoài ra, bệnh u xơ nang và phình đại tràng bẩm sinh cũng là nguyên nhân gây ra bệnh sa trực tràng ở trẻ em.
Nguyên nhân
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới bệnh này ở trẻ. Trên một cơ địa của đứa bé có bất thường về mặt giải phẫu chỗ gập góc giữa bóng trực tràng và ống hậu môn khi em bé có các hành vi gây ra áp lực lên tầng sinh môn như: trẻ bị táo bón đi cầu phải rặn mạnh, trẻ mắc bệnh lỵ, bệnh tiêu chảy…. Trực tràng dễ sa xuống và không lên được.
Triệu chứng
Dấu hiệu chính để nhận biết bệnh sa trực tràng ở trẻ em là một phần hoặc toàn bộ niêm mạc trực tràng của bé nhô ra ngoài cơ thắt hậu môn. Đặc biệt nếu bé rặn khi đi vệ sinh thì triệu chứng sa trực tràng có thể thấy rõ là một cục thịt màu đỏ thẫm kèm theo máu hoặc chất nhầy. Thông thường bệnh này không gây đau cho bé nhưng có thể làm con thấy khó chịu kèm theo một số triệu chứng sau:
- Không kiểm soát được việc đi đại tiện (có phân rỉ ra từ hậu môn)
- Cảm giác no hoặc không thể đi tiêu hết phân trong ruột.
- Hậu môn bị ngứa hoặc đau rát.
Điều trị
Trẻ em sức yếu, suy dinh dưỡng, hay bị táo bón, đại tiện lâu ở bô, ngày này qua ngày khác dễ bị sa trực tràng, (lòi dom). Sa trực tràng thường tự giới hạn với chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý mà không cần phải can thiệp bất cứ thủ thuật hay phẫu thuật nào.
Cho trẻ ngồi vào ngâm vào nước ấm khoảng 10 phút. Sau để cháu ấn khối dom vào, người lớn ấn giúp cho dom vào hậu môn. Sau cho cháu nằm nghỉ, hạn chế chạy nhảy sau khi vừa ấn khối sa vào.
Nguồn : Sức khỏe 24h
http://suckhoe24h.suckhoecongdongonline.vn/tim-hieu-nguyen-nhan-va-trieu-chung-khi-tre-bi-sa-truc-trang-a195772.html