Đôi khi biểu hiện của bất dung nạp lactose và dị ứng đạm sữa bò ở trẻ giống nhau như rối loạn tiêu hóa. Tuy nhiên, bất dung nạp lactose ở trẻ có thể xảy ra khi uống sữa mẹ, sữa bò… Còn trẻ bị dị ứng lactose thường xảy ra sau khi trẻ uống sữa bò.
Thế nào là hiện tượng bất dung nạp lactose?
Trong ruột non có các enzyme lactase. Chúng đảm nhiệm chức năng thủy phân lactose thành 2 loại đường đơn là: glucose và galactose. Sau đó qua lớp lót ruột hấp thu vào máu. Tuy nhiên, trường hợp ruột non không tạo ra đủ enzyme lactase. thức ăn thay vì được xử lý sẽ di chuyển vào đại tràng. Tại đại tràng, vi khuẩn tự nhiên tương tác với lactose chưa tiêu hóa. Sau đó lactose bị lên men và sinh ra khí chướng trong bụng và dẫn đến đầy hơi. Lactose lên men kích thích các thành bên trong của ruột gây buồn nôn, nôn và tiêu chảy.
Tình trạng dị ứng lactose thường xuất hiện nhất ở trẻ từ 2 đến 12 tuổi. Tuy nhiên, phần lớn những trẻ dị ứng lactose vẫn bị giảm khả năng tiêu hóa sữa khi ở độ tuổi trưởng thành.
Biểu hiện của dị ứng đạm sữa bò
Cơ chế do một số chất dị ứng có trong sữa bò (protein, đạm…). Chúng đi vào cơ thể mà hệ miễn dịch của cơ thể phản ứng với các biểu hiện:
- Sốc phản vệ: phát ban, khò khè, khó thở
- Nôn, tiêu chảy, đi ngoài ra máu
- Viêm da cơ địa
- Táo bón, rối loạn tiêu hóa…
Bất dung nạp lactose ở trẻ xảy ra khi trẻ ăn sữa. Men tiêu hóa lactose chưa được tổng hợp đầy đủ sẽ gây ra chuyển hóa. Chất trung gian chuyển hóa trong ruột có tính axit. Biểu hiện thường có gồm: Tiêu chảy; Phân chua…Thời gian xuất hiện có thể ngay lập tức, sau nửa ngày. Hoặc thậm chí là một ngày sau khi trẻ ăn quá nhiều sữa.
3 loại dị ứng sữa, bất dung nạp lactose thường gặp
1. Dị ứng nguyên phát
Đây là dạng dị ứng lactose ở trẻ phổ biến và hay gặp nhất. Tình trạng này xuất hiện khi cơ thể trẻ bình thường vẫn đang sản xuất đủ lượng lactose cần thiết. Nhưng khi trẻ được thay đổi chế độ ăn như chuyển từ sữa sang các loại thức ăn khiến việc sản xuất lasctose giảm mạnh. Cơ thể nghĩ rằng việc sản xuất lactase là không cần thiết. Từ đó dẫn đến tiêu hóa các sản phẩm có lactose thì cơ thể không hấp thu và gây tiêu chảy.
2. Dị ứng thứ phát
Trường hợp này xảy ra khi trẻ gặp chấn thương, tiêu chảy, nhiễm trùng tiêu hóa hoặc phẫu thuật liên quan tới ruột non. Từ đó khiến ruột non giảm sản xuất lactose. Để cải thiện tình trạng này trẻ sẽ phải trải qua một số điều trị rối loạn cơ bản. Điều trị này cần diễn ra trong một khoảng thời gian khá dài.
3. Dị ứng bẩm sinh hoặc phát triển
Có những trường hợp trẻ sơ sinh lúc sinh ra đã hoàn toàn không có lactose. Nó gây nên tình trạng trẻ dị ứng lactose bẩm sinh. Dị ứng lactose có thể di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Bên cạnh đó, trẻ sinh non có nguy cơ không dung nạp lactose cao hơn trẻ bình thường.
Trẻ dị ứng đạm sữa bò cha mẹ cần làm gì?
Để có thể cải thiện tình trạng bất dung nạp lactose, bố mẹ có thể chuyển sang loại sữa giảm hoặc không có lactose, tăng dần loại sữa có lactose để bé làm quen dần dần.
Nếu trẻ dị ứng đạm sữa bò thì nên cho trẻ bú sữa mẹ hoặc sữa không có protein của sữa bò. Với trẻ dị ứng sữa thể nặng thì bố mẹ cần đợi hệ miễn dịch của trẻ thay đổi dần dần, có thể tới khi trẻ 5-7 tuổi mới có thể ăn được bình thường.
Để đảm bảo an toàn, khi thấy trẻ có dấu hiệu dị ứng đạm sữa bò, phụ huynh phải đưa bé đến cơ sở y tế để được làm xét nghiệm và chẩn đoán xác định tình trạng dị ứng và từ đó có cách đối phó phù hợp.
Nguồn : bau.vn