Tìm hiểu về lợi ích và cách chế biến của yến mạch cho bé

Yến mạch là thức ăn có chứa hàm lượng dinh dưỡng cao và ít gây dị ứng cho bé. Vì vậy, yến mạch luôn loại thực phẩm các mẹ được tin dùng ngay từ khi bé ăn dặm.

Cùng bau.vn tìm hiểu về lợi ích và cách chế biến các món ăn từ yến mạch cho bé qua bài viết dưới đây nhé.

Lợi ích của yến mạch đối với trẻ nhỏ

1. Giàu vitamin và khoáng chất

Yến mạch là loại ngũ cốc giàu vitamin và dưỡng chất giúp trẻ phát triển toàn diện cả chiều cao, cân nặng và trí não. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, các vitamin nhóm B (B1, B3, B5, B2, B6 và B9) có trong bột yến mạch nguyên chất là những thành phần giúp giảm nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt ở trẻ, đảm bảo hoạt động cũng như sự phát triển của hệ thần kinh trung ương.

Bên cạnh đó, vitamin B9 cũng rất có lợi với phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh. B9 là dưỡng chất quan trọng trong giai đoạn phân chia và phát triển tế bào, giúp tránh đột biến ADN (gây ung thư).

2. Yến mạch tăng cường hệ miễn dịch cho bé

Beta-glucan là một chất xơ hòa tan có trong yến mạch. Nó có tác dụng tăng sức đề kháng và tăng cường sản xuất các tế bào của hệ miễn dịch. Bởi vậy, sử dụng yến mạch cho bé ăn dặm có thể giúp bảo vệ trẻ khỏi bị tấn công bởi các vi khuẩn và virus gây hại.

Ngoài ra các chất chống oxy hóa có trong yến mạch còn làm giảm nguy cơ một số bệnh lí như: đau tim, giảm béo phì, ngăn ngừa các bệnh về loãng xương,… ở trẻ nhỏ.

3. Yến mạch giảm viêm hiệu quả cho bé

Theo các chuyên gia, trong yến mạch có chứa nhóm hoạt chất Avenanthramide. Đây là hoạt chất chống viêm cực kỳ an toàn đối với làn da của trẻ. Chúng có thể giúp trẻ không bị ngứa hoặc khô da.

Bên cạnh đó, các bé bị dị ứng lúa mì và lúa mạch vẫn có thể hấp thu được yến mạch bởi yến mạch không chứa gluten. Ngoài ra, yến mạch còn chưa rất nhiều vitamin và chất như các loại ngũ cốc khác. Vì thế bổ sung sữa yến mạch có thể giúp chế độ dinh dưỡng của trẻ dị ứng được cải thiện một cách đáng kể.

4. Yến mạch cho bé ăn dặm giúp giảm nguy cơ bệnh hen suyễn

Hen suyễn hay còn gọi là hen phế quản, là một bệnh hô hấp mạn tính rất thường gặp ở trẻ nhỏ. Biểu hiện của bệnh thường là ho, khò khè, khó thở. Theo kết quả của một cuộc nghiên cứu, những bé được bổ sung yến mạch trong các bữa ăn dặm sẽ có thể hạn chế được tình trạng hen suyễn.

5. Dễ tiêu hóa

Tuy yến mạch là loại ngũ cốc rất nhiều dinh dưỡng và năng lượng nhưng nó cũng là loại thực phẩm cực kì dễ tiêu hóa.

Trong yến mạch có chứa tới 11% chất xơ. Trong đó phần lớn là chất xơ hòa tan giúp bé tiêu hóa dễ hơn. Ngoài ra, nó còn kích thích sự thèm ăn, từ đó giúp bố mẹ đánh bay nỗi lo về táo bón ở trẻ nhỏ.

Phân biệt các loại yến mạch phổ biến

Yến mạch nguyên hạt: là loại yến mạch nguyên chất, chưa trải qua bất kỳ công đoạn chế biến nào nên vẫn còn giữ nguyên 100% chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, loại yến mạch này thường khá dai nên thời gian nấu chín sẽ lâu hơn so với các loại khác.

Yến mạch cắt nhỏ: là loại yến mạch được cắt nhỏ từ yến mạch nguyên hạt. Loại yến mạch này vẫn giữ được đầy đủ dinh dưỡng như yến mạch nguyên hạt nhưng thời gian nấu chín sẽ nhanh hơn.

Yến mạch cán dẹt: là loại yến mạch tạo ra bằng cách hấp chín và lăn dẹt yến mạch cắt nhỏ. Đây là loại yến mạch thường được sử dụng nhiều với thời gian nấu khá nhanh.

Yến mạch ăn liền: là loại yến mạch trải qua nhiều công đoạn chế biến nhất. Do được cắt và cán cực kỳ mỏng nên khi mua về, bạn chỉ cần chế nước sôi là có thể dùng được. Tuy nhiên, loại yến mạch này thường chứa ít dưỡng chất hơn so với các loại khác và thường được thêm nhiều chất phụ gia như đường, muối, hương liệu.

Bột yến mạch thô: Yến mạch nguyên hạt được xay nhuyễn để tạo thành bột. Loại yến mạch này thường được dùng trong các sản phẩm cho trẻ nhỏ vì nó khá dễ ăn.

Cách chọn yến mạch cho bé

Chọn yến mạch cho bé từ 6 đến 9 tháng tuổi: đối với các bé ở giai đoạn này, mẹ nên ưu tiên sử dụng bột yến mạch thô xay sẵn. Mẹ cũng có thể tự xay yến mạch cắt nhỏ hoặc yến mạch cắt nhỏ để tiết kiệm thời gian nấu nướng cũng như giữ được giá trị dinh dưỡng cao nhất. Như vậy có thể đảm bảo độ mịn an toàn cho hệ tiêu hóa chưa phát triển của bé trong giai đoạn này.

Chọn yến mạch cho bé từ 9 đến 12 tháng tuổi: mẹ nên chọn yến mạch cán dẹt. Đây sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo nếu mẹ muốn tăng dần độ thô trong thức ăn của bé.

Chọn yến mạch cho bé từ 1 tuổi trở lên: đây là giai đoạn hệ tiêu hóa của bé đã dần hoàn thiện hơn, bé có thể tiêu hóa được hầu hết các loại yến mạch. Bé cũng có thể sử dụng thêm yến mạch ăn liền. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, loại yến mạch này có khá nhiều chất phụ gia nên không phải loại được khuyến khích.

Cách chế biến một số món ăn về yến mạch cho bé

Cháo yến mạch, chuối, phô mai

Cách thực hiện

  • Nghiền nát 1 quả chuối
  • Nấu sôi nước và sữa rồi bỏ yến mạch và chuối nghiền vào nấu sôi.
  • Nêm nếm vừa ăn.
  • Múc cháo ra chén rồi bỏ phô mai vào dằm nhuyễn.

Soup yến mạch rau củ

Cách thực hiện

  • Rau củ cắt hạt lựu nhỏ
  • Yến mạch nghiền nhuyễn.
  • Bỏ rau củ vào nồi nấu cho mềm, bỏ yến mạch nghiền vào khuấy đều.
  • Nêm chút muối và đường vừa ăn.

Sữa yến mạch cho bé

Cách thực hiện

  • Ngâm yến mạch để qua đêm.
  • Xả nước ấm một vài lần cho bớt nhớt.
  • Sau đó cho nước ấm vào sao cho nước gấp đôi lượng yến mạch, xay nhuyễn, lọc lấy nước.
  • Cho sữa yến mạch vào chai và để trong tủ lạnh để bảo quản.

Nguồn : bau.vn