Tính BMI cho trẻ thế nào? Cách tính BMI ở trẻ có khác gì so với người lớn

Cách tính BMI ở trẻ em sẽ xác định bé có đang phát triển toàn diện và khỏe mạnh hay không? Từ đó điều chỉnh chế độ ăn uống và luyện tập thể thao thích hợp cho bé. Cách tính BMI ở trẻ khác gì so với tính BMI ở người lớn, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Chỉ số BMI cho trẻ em là gì?

BMI là viết tắt của Body Mass Index, là chỉ số dùng để tính ước lượng mỡ của cơ thể dựa vào chiều cao và cân nặng của trẻ. Đối với trẻ em và thanh thiếu niên, chỉ số BMI Sẽ thay đổi theo từng độ tuổi và giới tính nên được gọi là chỉ số BMI theo tuổi. Chỉ số BMI của trẻ không thể đo được chính xác lượng mỡ trên cơ thể, tuy nhiên nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng BMI liên quan tới các số đo về lượng mỡ trên cơ thể trẻ. Vì vậy BMI được cho là phương pháp đơn giản và tiết kiệm nhất để theo dõi cân nặng và sức khỏe của trẻ.

Cách tính BMI cho trẻ

Công thức tính BMI cho trẻ:

BMI = Cân nặng/ [(Chiều cao)2]

Sau khi chỉ số BMI được tính, nó được thể hiện dưới dạng phần trăm có thể thu được từ một biểu đồ. Biểu đồ tăng trưởng tỷ lệ phần trăm BMI theo tuổi là chỉ số thường được sử dụng nhất để đo lường kích thước và mô hình tăng trưởng của trẻ em và thanh thiếu niên.

Biểu đồ tăng trưởng tỷ lệ phần trăm BMI theo độ tuổi 2-20

Phân loại độ béo phì dựa trên cách tính BMI cho trẻ

 

Chỉ số BMI của trẻ dưới 5%: Trẻ đang bị thiếu cân hoặc tăng trửng thể chất kém hơn các bạn cùng tuổi. Trẻ ở nhóm này dễ bị mắc nhiều chứng bệnh như hạ huyết áp, loãng xương … do cơ thể không được nuôi dưỡng với đầy đủ dưỡng chất, các vitamin và khoáng chất cần thiết để tạo xương (canxi, phosphor, magie, vitamin D…) ,suy giảm hệ miễn dịch nên dễ mắc bệnh, đặc biệt là những bệnh nhiễm trùng, tiêu chay khô tóc, khô da và viêm hô hấp,…

Chỉ số BMI của trẻ từ 5%- 85%: Trẻ trong nhóm này phát triển toàn diện và khỏe mạnh. Cha mẹ hãy tiếp tục duy trì chế độ ăn uống và sinh hoạt hiện tại cho con. Đồng thời, cha mẹ nên cho con tập luyện thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe cho con.

Chỉ số BMI của trẻ từ 85% trở lên: Chỉ số BMI của trẻ từ khoảng 85-95% tức kaf trẻ đang có nguy cơ thừa cân, trên 95% được tính là béo phì. Trẻ ở nhóm này sẽ dễ mắc các bệnh như sỏi mật, gan nhiễm mỡ, bệnh lý mạch vành, huyết áp cao. Ngoài ra, trẻ cũng dễ bị rối loạn lipid máu do nồng độ triglyceride và LDL – cholesterol trong máu cao, nồng độ HDL – cholesterol trong máu thấp.

Nếu trẻ có trong nhóm béo phì, cha mẹ hãy mau chóng khắc ohucj, nếu không sẽ để lại một số hậu quả khó lường:

  • Tăng nguy cơ dung nạp glucose, kháng insulin và tiểu đường tuýp 2.
  • Các vấn đề về hô hấp, như ngưng thở khi ngủ và hen suyễn.
  • Các vấn đề về khớp và khó chịu về cơ xương.
  • Bệnh gan nhiễm mỡ, sỏi mật và trào ngược dạ dày thực quản.
  • Căng thẳng tâm lý như trầm cảm, các vấn đề về hành vi và các vấn đề ở trường.
  • Tự ti và chất lượng cuộc sống thấp.
  • Suy giảm chức năng xã hội, thể chất và cảm xúc.
  • Rủi ro về sức khỏe sau này

Nguồn : Sức khỏe 24h

  • Cảnh báo lối sống "cú đêm" cực kì gây hại cho sức khỏe

    Tại Việt Nam, lối sống "cú đêm" đang ngày càng trở nên phổ biến, đặc biệt trong giới trẻ. Sự phát triển của công nghệ, áp lực công việc, học tập, cùng với sự hấp dẫn của các hoạt động giải trí về đêm đã khiến nhiều người trẻ hình thành thói quen thức khuya.
  • Xông phòng bằng gừng tươi, bồ kết, chanh... ngăn ngừa cúm

    Dược liệu chứa tinh dầu như: Cây sả, chanh, quế, mùi, bưởi, tràm gió, gừng tươi, kinh giới, tía tô, Bồ Kết… hoặc chế phẩm tinh dầu của các loại dược liệu này có thể sử dụng xông phòng, ngăn ngừa cúm.
  • Bí quyết đơn giản giúp "bà mẹ 2 con" giảm 16kg để làm người mẫu tuổi 52

    Bà Kumiko Tokuma, một bà mẹ hai con 52 tuổi đến từ Nhật Bản, đã giảm 16kg để theo đuổi sự nghiệp người mẫu. Dưới đây là những bí quyết giúp bà lấy lại vóc dáng một cách hiệu quả:
  • Người bị viêm khớp tuyệt đối tránh 5 loại thực phẩm sau

    Viêm khớp đặc trưng bởi tình trạng gây ra các cơn đau nhức khó chịu cho người bệnh, về lâu dài có thể gây suy nhược. Vậy nên, người bệnh cần hạn chế các thực phẩm làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh viêm khớp.
  • Sử dụng thực phẩm chức năng sai cách tiềm ẩn rủi ro khôn lường

    Ngộ độc vitamin do dùng quá liều Một số thực phẩm chức năng vitamin, đặc biệt là các loại tan trong dầu (A, D, E, K), có thể tích tụ trong cơ thể và gây ngộ độc nếu dùng quá nhiều. Ví dụ nếu thừa vitamin A sẽ gây tổn thương gan, gãy xương. Thừa vitamin D có thể tổn thương thận do tăng canxi máu. Do đó để phòng ngừa những tổn thương này, bạn cần tuân thủ liều lượng khuyến cáo, không tự ý dùng liều cao trừ khi có chỉ định của bác sĩ. Tương tác thuốc Một số thực phẩm chức năng có thể tương tác với thuốc kê đơn, làm giảm hiệu quả hoặc gây tác dụng phụ. Ví dụ một số thực phẩm chức năng như St. John’s Wort có thể làm giảm hiệu quả thuốc chống trầm cảm, thuốc tránh thai. Vitamin K có thể làm giảm tác dụng của thuốc chống đông máu. Vì vậy khi bạn đang sử dụng thực phẩm chức năng mà bị bệnh nên thông báo cho bác sĩ về tất cả các loại mà bạn đang dùng, đặc biệt khi đang điều trị bệnh. Tác dụng phụ […]
  • Cảnh báo chất cực độc có trong quả dư

    Trái dư hay còn gọi là cà vú có sắc vàng ươm, bắt mắt, rất hợp để bày biện trên mâm ngũ quả của gia đình bạn vào dịp Tết nhưng chứa chất cực độc, có thể gây chết người.