Tỏi đen vốn dĩ không có trong tự nhiên và khá dễ ăn với vị ngọt, dẻo, khi bóc không dính tay. Tỏi đen là thành phẩm khi tỏi trắng trải qua quá trình lên men chậm trong điều kiện nghiêm ngặt về nhiệt độ (60 độ C đến 90 độ C) và độ ẩm dao động từ 80 đến 90 độ.
Tỏi đen là gì?
Tỏi đen là sản phẩm thu được từ tỏi trắng lên men. Thời gian lên men khá dài, kéo dài từ 30 – 60 ngày. Nhờ đó, tỏi trắng được lên men thành tỏi đen nhánh và hàm lượng các hoạt chất trong tỏi đen tăng lên rất nhiều lần so với tỏi trắng khi sử dụng.
Do tỏi đen có quá trình lên men nên hàm lượng các nhóm hoạt chất đã tăng lên nhiều như các hợp chất sulfur hữu cơ, polyphenol, đường Fructose, đặc biệt hàm lượng hoạt chất chính là S-allyl-L-cystein (SAC) tăng lên gấp 4 – 5 lần so với tỏi thường. Do vậy, chỉ cần ăn đúng cách sẽ rất tốt cho sức khỏe.
Công dụng đối với sức khỏe
1. Giảm bệnh gout
Tỏi đen có chứa kháng sinh gốc thực vật nên có tác dụng diệt khuẩn và kháng khuẩn cực tốt. Do đó, sẽ giúp giảm đau, sưng, viêm các khớp do bệnh Gout. Bệnh nhân bị Gout dùng thường xuyên giống như uống kháng sinh thực vật sẽ giúp làm tiêu các ổ viêm nhiễm trên khớp. Đồng thời kháng sinh thực vật hoàn toàn lành tính không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào.
2. Tác dụng phòng chống ung thư
Các nhà khoa học đã tìm thấy hợp chất Polyphenol cao gấp nhiều lần so với các loại thảo dược khác. Hợp chất này có khả năng giúp cơ thể phòng ngừa một số bệnh ung thư hiệu quả như ung thư gan, ung thư đại tràng, ung thư phổi. Chính vì vậy bạn chỉ cần ăn tỏi đen thường xuyên là đã có thể phòng chống ung thư hữu hiệu. Ngoài ra, còn giúp tăng sức đề kháng cơ thể.
3. Tỏi đen có tác dụng chống oxy hóa
Trong tỏi đen có chứa các hợp chất như Cycloalliin, Isoalliin, Glutathione. Đây là các chất có khả năng chống oxy hóa cao, thanh lọc cơ thể, giúp bài tiết các chất cặn bã qua đường ruột.
Đồng thời nó còn làm giảm Cholestorol, giảm Lipit trong máu, hạ mỡ máu, kích thích tuần hoàn máu. Do có khả năng chống oxy hóa cao nên hoàn toàn thích hợp cho những ai thường xuyên uống bia, rượu, hút thuốc lá sử dụng. Tỏi đen sẽ giúp cơ thể sản sinh cơ chế chống lại gốc tự do nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
4. Công dụng của tỏi đen trong việc làm đẹp
Ngoài công dụng hỗ trợ điều trị và phòng ngừa một số bệnh thì nó còn có tác dụng làm đẹp da. Các hoạt chất chống oxy hóa có trong tỏi sẽ giúp làn da chống lại các tác nhân gây lão hóa.
Đặc biệt chất lưu huỳnh kích thích cơ thể tự sản sinh collagen xóa mờ nếp nhăn nhanh chóng và bảo vệ da trước sự gây hại của gốc tế bào tự do. Những ai bị nám, mụn do nội tiết suy giảm hay rối loạn cũng có thể dùng. Các bác sĩ da liễu đã khuyên bệnh nhân của họ sử dụng loại tỏi này để đẩy lùi các vết sạm, nám, mụn.
Những ai không nên dùng tỏi đen
Phụ nữ mang thai, người có tạng nhiệt, nóng sốt.
Người dị ứng với tỏi nếu cố tình sử dụng có thể gây ngứa ngáy, thậm chí tăng huyết áp.
Người dùng thuốc chống đông máu không nên sử dụng nhiều.
Người mắc bệnh tiêu chảy, người bị huyết áp thấp.
Người mắc bệnh về mắt: Những người phụ nữ sau khi đẻ hay người có nhiều chứng bệnh về mắt, tai, ù tai, chóng mặt, thì không nên dùng tỏi đen. Trong trường hợp này, nếu cố tình dùng sẽ gây cho thị lực và tổn thương mắt nặng hơn.
Người mắc bệnh về thận: Tỏi đen vẫn còn những vị hăng cay, chính vì thế mà điều trị về bệnh về thận không nên ăn. Do nó sẽ gây những phản ứng với thuốc điều trị tạo ra những tác dụng không mong muốn.
Người bị bệnh về gan, bị bệnh đau dạ dày không nên sử dụng.
Ăn tỏi đen đúng cách
Theo các bác sĩ, mỗi ngày bạn nên dùng từ 3 đến 5 củ tương đương 3 – 5 gram. Bạn không nên lạm dụng mà sử dụng vượt liều lượng cho phép. Khi ăn bạn nên nhai kỹ để phát huy tối đa công dụng của tỏi.
Ăn trực tiếp: Bạn chỉ cần bóc vỏ là có thể dùng được ngay.
Dùng để ngâm rượu: bạn dùng rượu nguyên chất ngâm tỏi đen. Một ngày bạn uống ít nhất một lần, mỗi lần 50 ml.
Ngâm với mật ong: Ngâm với mật ong ăn sẽ giúp các hoạt chất của nó hoạt động mạnh hơn, có tác dụng hiệu quả với sức khỏe.
Nguồn : bau.vn