Chắc hẳn những ai lần đầu làm cha, làm mẹ sẽ phải lúng túng lắm kể từ giây phút đầu tiên nâng niu con trên tay. Nhưng với kho tàng những mẹo nuôi con được lưu truyền từ dân gian tổng hợp ngay sau đây chắc chắn sẽ giúp ích mẹ rất nhiều.
1. Khi bé rụng rốn
Khi bé vừa rụng rốn các mẹ lấy dầu dừa thêm vào ít phèn chua đã nướng giã nát, lấy miếng bông gòn cắt nhỏ hình vuông, thấm hỗn hợp đó đắp lên rốn bé đến khi gạc khô thì bỏ đi, chỉ cần làm 1 lần là được. Như vậy rốn bé khô ráo, con yêu khoẻ mạnh, ngoan ăn ngoan ngủ.
2. Bé khóc dạ đề
– Hơ lá trầu trên bếp cho ấm rồi đắp lên rốn bé, ấp bụng con vào bụng mẹ để hơi ấm của mẹ truyền sang con, lát sau bé sẽ ngủ yên và không khóc nữa, nhất là những bé khóc đêm thuộc dạng tỳ vị hư hàn.
– Hạt bìm bìm 7 – 9 hạt giã nát, trộn với nước ấm thành hỗn hợp sệt nhão. Trước khi trẻ ngủ, đắp bột lên rốn, dùng băng dính cố định.
3. Làm sạch lưỡi bé
Xay nước rau ngót lấy nước cốt, thêm ít mật ong, chấm nước này vào miệng bé bằng tăm bông ngoáy tai, trước khi dùng phải hấp mật ong trước cho sạch sẽ.
Nước rau ngót làm sạch lưỡi, trị tưa lưỡi hiệu quả cho bé
4. Chữa bé bị trớ
Mẹ tìm đọt tre (lá non nhọn hoắt ở đầu túm lá tre) đun nước cho bé uống khi bé bị trớ. Con trai 7 đọt, con gái 9 đọt. Thế nhưng, mẹ cũng phải cẩn thận vì con có thể bị dị ứng với các chất có trong đọt tre.
5. Chữa ho, cảm cúm
– Cho bé ăn tỏi nướng ngay khi thấy bé có biểu hiện chảy nước mũi. Tỏi nướng lên thơm, ngọt nên trẻ rất thích ăn, bé còn nhỏ thì ăn 1 tép, lớn thì 2 – 3 tép, ngày 2 – 3 lần tùy nặng nhẹ, đảm bảo ngay hôm sau sẽ hết chảy mũi và hắt xì. Lưu ý, cách này chỉ hiệu quả khi bé mới bị thôi nhé.
Tỏi nướng trị ho cho trẻ
– Bé ho: hấp quất (tắc) + đường phèn ( dưới 1 tuổi không nên dùng mật ong) cho con uống sẽ đỡ, giúp tiêu đờm.
6. Bé bị rôm sảy
Mẹ lấy khổ qua giã nhuyễn lấy nước tắm bé hoặc lá kinh giới giã nhuyễn lấy nước tắm.
7. Bé bị đi ngoài
– Nếu bé bị đi ngoài xì xoẹt cả ngày, mẹ mua 1 lọ nước vôi nhì, cho bé uống vài giọt, ngày 2 lần, chỉ 2 ngày là khỏi.
– Bé bị tiêu chảy: Nếu bé còn bú mẹ thì mẹ ăn cà rốt, chuối xanh, hãm búp ổi như trà để uống. Nếu con đã biết ăn thì cho con ăn.
8. Bé bị táo bón
Bẻ ngọn mồng tơi, tước phần vỏ ngoài của cọng rau, từ từ nhẹ nhàng đẩy đọt mùng tơi vào hậu môn của bé, lấy ra đẩy vào nhiều lần, mẹ sẽ thấy bé đi ngoài ngay. Không nên dùng đồ bơm dễ làm tổn thương vì hậu môn bé còn non, đọt mùng tơi nhiều chất nhờn sẽ không gây hại cho bé.
9. Cách giúp bé đi tiêm phòng về không sốt
– Trước ngày cho trẻ đi tiêm, mẹ mua rau tía tô về rửa sạch và cho con bú càng nhiều càng tốt. Sau khi tiêm cũng phải cho con bú nhiều để tránh bị mất nước, kháng sinh trong tía tô giúp con không bị sốt.
Kháng sinh trong tía tô sẽ giúp trẻ chặn được cơn sốt sau tiêm phòng
– Sau khi tiêm, dùng bông tiêm day day cho đến khi khô, rồi chườm lạnh bằng khăn đã để lạnh cất trong túi bảo quản sữa để giữ lạnh.
– Khi bé bị sốt mẹ giã lá nhọ nồi (cỏ mực) đắp vào gan bàn chân, tay, trán. Hoặc giã lá diếp cá cho bé uống cũng giúp bé hạ sốt.
Không ít mẹ mới chăm con stress rất nhiều vì con hay ốm vặt, quấy khóc liên miên. Thiết nghĩ tất cả đều phải có phương pháp, kể cả chăm con cũng vậy các mẹ ạ. Nhất là với những chị em nào lần đầu làm mẹ thì nên lưu ngay về làm “vốn liếng” cho mình đi nhé. Tuy nhiên, có 1 lưu ý nhỏ cho các mẹ, khi áp dụng những mẹo nuôi con này, mẹ nên hỏi thêm ý kiến bác sĩ nhé. Vì mỗi bé có cơ địa khác nhau nên có thể là hợp với bé này nhưng không hợp với bé kia. Chúc mẹ nuôi con nhàn tênh.
Nguồn : bau.vn