Tổng hợp 3 câu truyện cổ tích thiếu nhi hay nhất cho bé

Đọc truyện cổ tích hằng đêm cho con cũng là một phương pháp giúp tình cảm mẹ con thêm gắn kết cũng như giúp bé ngủ ngon hơn.

Cha mẹ cùng tham khảo một số câu truyện cổ tích thiếu nhi hay con trong bài viết dưới đây của Bau.vn nhé!

3 câu truyện cổ tích hay nhất cho bé, cha mẹ nên đọc cho con nghe hằng đêm

1. Thầy lang bất đắc dĩ

Ở làng kia có một người nung đất làm chén đĩa tên là Tâm, sống với mẹ già. Trong làng cũng có cô Thắm khá xinh đẹp, nên một thanh niên trong làng ve vãn cô, chọc ghẹo cô, đòi lấy cô làm vợ. Một hôm chàng ghẹo cô ngay ngoài đường, Tâm thấy thế, cầm đá ném vào bụi rậm gây tiếng động để giải thoát cô Thắm. Người thanh niên quyền thế kia để bụng trả thù.

Một hôm có tiếng loa gọi “ai có tài chữa bệnh, mời đến dinh quan tuần phủ chữa bệnh cho vợ ông”. Người thanh niên kia gài bẫy cho lính đến bắt người nung đất về chữa bệnh. Dù hết sức từ chối, lính cứ lôi anh ta đi. Vào dinh anh ta chối không biết chữa nên bị quan tuần đánh đòn, đau quá anh ta phải liều. Anh ta vào phòng bệnh nhân, biết là bị hóc xương cá. Anh ta vén quần lộ chỗ vừa bị đánh bầm tím , kêu xuýt xoa, người nhà và bệnh nhân cười rũ. Anh ta xin muối xát vào mông cho tan chỗ bầm, xót quá, anh ta la lối, bệnh nhân cười tới ho sặc sụa, cục xương hóc bật rớt ra. Anh ta bất đắc dĩ nhận tiếng khen và phần thưởng.

Quan tuần phủ lại giới thiệu thầy thuốc bất đắc dĩ này cung vua, chữa bệnh cho công Chúa. Công Chúa không rõ mắc bệnh gì mà không nói. Vua phán: “Nếu làm cho công chúa nói được 3 câu sẽ được trọng thưởng và được lấy nàng”.

Vào cung vua, anh ta lấy gạo vo sạch, rồi bắc lên bếp trên kiềng 2 chân nên nồi cứ đổ hoài, công Chúa đi qua, thấy gai mắt, công Chúa nói: “Anh kia sao ngu quá vậy, thêm một chân nữa đi”. Anh chàng nghe theo, nồi không đổ nữa. Anh chàng lấy viên đá cuội đánh vào nhau để lấy lửa nhưng không để mồi, công Chúa thấy ngứa mắt lại nói câu thứ hai:”Đặt bùi nhùi vào đi”. Lần thứ 3 công Chúa lại nói:”đặt một cây đũa vào đi, người gì ngu chịu không nổi”. Vua rất vui mừng thấy công Chúa đã nói.

Nhưng Vua thấy thầy lang nghèo quá nên tính rút lời không gả công Chúa cho anh ta. Sau cùng anh ta vâng lời đi chữa bệnh cho dân làng nếu không sẽ bị vua chém đầu.

Tới đình làng, anh ta bảo những ai không phải bệnh nan y thì ra về. Người ta ra về rất đông. Anh ta nói:”Cần một người bị bệnh nặng nhất để thiêu sống”. Không ai chịu ra, mọi người từ chối ra về, không ai muốn chết.

Vua khen, nên đã gả công Chúa cho anh ta, nhưng anh ta xin phép từ chối để về làng lấy cô Thắm.

Lúc ấy, anh thanh niên quyền thế lại tới ve vãn cô, đang lúc đó Tâm về, hô lính đến giải cứu. Chàng này xấu hổ chạy mất dạng. Thế là Tâm và cô Thắm đẹp đôi.

2. Cậu bé và cây táo

Ngày xửa ngày xưa, có một cậu bé hàng ngày cậu rất thích đến chơi với một cây táo rất to. Cậu leo lên cây để hái trái ăn, ngủ những giấc trưa ngon lành dưới bóng râm của cây. Cậu rất yêu quý cây táo và ngược lại cây táo cũng rất quý mến cậu.

Thời gian cứ thế trôi đi rất nhanh, cậu bé giờ đã lớn và cậu không còn lui tới chơi với cây táo nữa. Rồi một ngày nọ, cậu đi tới chỗ cây táo với một nét mặt buồn rầu. Cây táo reo lên gọi cậu:

– Hãy tới chơi với ta.

Cậu bé đáp:

– Cháu giờ đã lớn rồi, không còn là đứa trẻ năm xưa nữa, cháu chẳng thích chơi dưới gốc cây nữa. Cháu giờ chỉ thích chơi đồ chơi và hiện giờ cháu đang cần tiền để mua chúng.

Cây táo nói với cậu bé:

– Rất tiếc ta chỉ có những trái táo ngọt, ta không có tiền. Nhưng cậu có thể hái những trái táo chín mọng của ta đem đi bán đổi lấy tiền mua đồ chơi.

Cậu bé mừng rỡ, cậu trèo lên cây hái toàn bộ số táo trên cây và sung sướng đem đi bán. Cây táo rất buồn bã vì kể từ hôm đó không thấy cậu bé quay trở lại.

Một hôm, cậu bé – giờ đã lớn thành một chàng trai, cậu trở lại và cây táo thấy rất vui mừng khi nhìn thấy cậu. Cây nói:

– Hãy tới chơi với ta

Cậu đáp:

– Cháu giờ không có thời gian đâu để vui chơi. Cháu còn phải làm việc để kiếm tiền nuôi sống gia đình cháu. Gia đình cháu hiện giờ đang rất cần một ngôi nhà nhỏ để trú ngụ. Bác có gì để giúp đỡ cháu không?

Câu táo nói với cậu:

– Ta xin lỗi cháu, ta thì không có tiền mà cũng chẳng có nhà. Nhưng cháu có thể chặt cành của ta để dựng nhà.

Thế là chàng trai cầm rìu tới chặt hết cành trên cây táo. Cậu vui vẻ trở gỗ về dựng nhà và cũng kể từ hôm đó cây táo lại không thấy cậu quay trở lại nữa, cây táo rất buồn.

Một ngày hè oi bức và nóng nực, chàng trai – giờ đây đã cao tuổi – quay lại chỗ cây táo. Cây táo thấy chàng trai mừng rỡ gọi:

– Hãy tới chơi với ta

Chàng trai ủ rũ nói với cây táo:

– Cháu cảm thấy rất buồn vì càng ngày cháu càng già đi. Cháu muốn được chèo thuyền để thư giãn một mình. Bác có thể giúp gì được cho cháu?

Cây táo đáp:

– Ta thì không có thuyền, nhưng cậu có thể dùng thân cây của ta đóng lấy một chiếc thuyền để một mình chèo thuyền ra xa. Được thư giãn nghỉ ngơi trên thuyền một mình giữa sông nước chắc cậu sẽ thấy nhẹ nhõm và thanh thản hơn.

Chàng trai chặt cây táo để làm thành một chiếc thuyền. Cậu chèo thuyền lênh đênh giữa sông để nghỉ ngơi thư thái.

Nhiều năm sau, cậu quay lại chỗ cây táo. Thấy cậu tới cây táo nói:

– Xin lỗi con trai của ta, giờ đây ta không còn gì để giúp con nữa rồi. Ta giờ chỉ là một cái gốc, không có thân cũng chẳng có táo. Ta thật sự không giúp được gì cho cậu nữa, cái còn lại duy nhất của ta là bộ rễ đang chết dần chết mòn – Cây táo nói với cậu, những giọt nước mắt rưng rưng chảy xuống.

Cậu bé đáp:

– Giờ đây cháu cũng đã già, cháu không còn đủ sức để leo trèo nữa, cũng không còn răng để mà ăn táo. Cháu chỉ cần một chỗ để ngồi nghỉ, vì cháu đã quá mệt mỏi với những năm tháng vất vả đã qua.

Cây táo nói với cậu:

– Ôi, vậy cái gốc cây già cỗi này của ta là một nơi rất tốt cho cậu dựa vào và nghỉ ngơi. Hãy tới đây với ta.

Chàng trai ngồi xuống gốc gây già cỗi, cây táo mừng rơi nước mắt.

Đây chính là cậu chuyện của tất cả chúng ta. Hình ảnh cây táo trong truyện chính là hình ảnh của cha mẹ. Khi chúng ta còn nhỏ, ta được cha mẹ yêu thương che trở. Khi chúng ta lớn lên, ta bỏ cha mẹ mà đi và chỉ quay trở về khi cần sự giúp đỡ của cha mẹ. Nhưng lúc nào cũng vậy, vòng tay của cha mẹ luôn sẵn sàng ôm chúng ta vào lòng nâng đỡ hy sinh tất cả để cho ta được hạnh phúc nhất.

3. Truyện cổ tích thiếu nhi: Sự tích cái yên ngựa

Ngày xưa có một vị quan tên là Hồ Lưu rất hung ác. Năm 62 tuổi, ông ta chết. Diêm vương lật sổ ra thấy tội trạng còn quá nặng nên bắt buộc ông ta đầu thai làm con ngựa. Ông Hồ Lưu (tức là con ngựa), lớn kên bị tên nài bạc đãi, thúc đầu gối vào hông, cỡi không cần yên. Hồ Lưu buồn bã quá, nhịn đói không ăn cỏ, ba bốn ngày sau thì chết.

Diêm vương nổi giận:

– Thằng này trốn tội! Phải đền tội cho đủ mới được trở về đây. Tự vận như thế là ăn gian!

Bèn cho Hồ Lưu hoá thai lần nữa, đầu thai thành con chó. Hồ Lưu tủi phận nhưng không dám tự vận như trước. Anh ta nghĩ ra một kế: “Mình cứ cắn ông chủ mình, ông chủ nổi quạu, sẽ đập mình chết”. Hồ Lưu thi hành như ý định. Chủ nhà ngỡ là chó điên nên đập chết. Diêm vương hay được, bèn sai quỷ sứ đánh vong hồn Hồ Lưu 50 hèo rồi phán:

– Mày phải đầu thai trở lại. Tội mày chưa trả hết mà mày đòi trốn hoài. Lần này, phải đầu thai trở lại làm con rắn.

Hồ Lưu liền bị nhốt trong ngục, bò tới bò lui. Sau rốt anh ta khoét hang vượt ngục. Biết rằng tự tử hay cắn người đều là trọng tội, anh ta bèn giả bộ bò ra ngoài, nằm giữa đường mà ngủ. Tình chờ một chiếc xe ngựa chạy qua, cán rắn đứt làm đôi.

Diêm vương phán:

– Bấy lâu nay mi cực khổ nhìêu quá rồi. Ta không nỡ hành tội nữa. Vậy thì mi đựơc phép đầu thai về dương thế để làm quan mà cai trị dân, lấy tên là Lưu Công.

Lưu Công lớn lên, học hành rất giỏi, đậu thủ khoa. Ông thường răn các người tuỳ thuộc, muốn cưỡi ngựa thì phải mang yên, mang nệm. Ý của ông là khuyên răn các người bên dưới nên tử tế đối với dân, đừng hà lạm quyền hành thúc ép mà đau khổ dân lành.

Nguồn : bau.vn