Những căn bệnh tâm lý luôn là những căn bệnh khó chữa nhất. Trầm cảm không chỉ là câu chuyện của riêng người lớn. Bước vào giai đoạn tuổi dậy thì trẻ rất dễ bị trầm cảm. Căn bệnh này đang gia tăng ở một mức đáng báo động. Các bậc phụ huynh không nên lơ là khi gặp các dấu hiệu bệnh lý của con.
Dấu hiện nhận biết trầm cảm tuổi dậy thì
Dậy thì là khi cơ thể trẻ bắt đầu thay đổi, thời gian từ 8 đến 13 tuổi. Tuổi dậy thì bắt đầu khi não của bạn gửi tín hiệu đến một số bộ phận của cơ thể để bắt đầu phát triển. Những tín hiệu này được gọi là hormone. Hormone là hóa chất kiểm soát các chức năng cơ thể.
Lứa tuổi dậy thì là lứa tuổi luôn có những bất thường trong tính cách, hành vi. Nhưng một khi tình trạng tâm lý có những biểu hiện không mấy tích cực thì rất có thể đây là sự bắt đầu cho chứng bệnh trầm cảm tuổi dậy thì. Dấu hiệu trầm cảm tuổi dậy thì bao gồm:
- Luôn cảm thấy buồn mà không có lý do
- Thay đổi thói quen khi ngủ, thích ở một mình
- Luôn cảm thấy mệt mỏi, thèm ăn
- Dễ cáu gắt, nóng giận, thay đổi cảm xúc
- Có thái độ thù địch đối với cha mẹ và xã hội
- Luôn cảm thấy mình vô dụng là biểu hiện rất thường thấy ở bệnh trầm cảm tuổi dậy thì
- Mất hứng thú trong việc học và chơi
- Luôn bị ám ảnh bởi việc trầm cảm tự sát hay rạch tay trầm cảm.
- Gặp khó khăn khi suy nghĩ, tập trung, đưa ra quyết định và ghi nhớ mọi thứ
- Cực kỳ nhạy cảm với sự từ chối hoặc thất bại và kỳ vọng được an ủi nhiều hơn
- Cảm giác buồn bã khiến trẻ la hét, khóc lóc mà không rõ lý do
Bên cạnh cảm xúc, trầm cảm dậy thì còn dẫn đến những hành vi bộc phát ở trẻ. Trẻ thường mệt mỏi, uể oải, mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều. Các em có biểu hiện cách ly hoặc chống đối xã hội. Một số trẻ sẽ chậm chạp khi suy nghĩ, nói chuyện hoặc chuyển động cơ thể. Bên cạnh đó, các em cũng kích động hoặc bồn chồn đi qua lại, vặn tay thường xuyên.
Một số nguyên nhân thường gặp
Sau đây là một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến trầm cảm ở lứa tuổi dậy thì:
Hormone mất cân bằng: Tình trạng mất cân bằng hormone có thể liên quan đến khả năng gây ra trầm cảm.
Hóa chất trong não bộ: Chất dẫn truyền thần kinh là chất hóa học nội sinh xuất hiện tự nhiên mang tín hiệu đến các bộ phận khác trong não và cơ thể. Khi các hóa chất này bất thường hoặc suy yếu, chức năng của các thụ thể thần kinh và hệ thống thần kinh thay đổi có thể dẫn đến trầm cảm.
Ký ức tuổi thơ: Các ký ức tổn thương trong thời thơ ấu, chẳng hạn như lạm dụng thể chất hoặc tinh thần, mất cha mẹ, có thể gây ra những thay đổi trong não khiến một người dễ bị trầm cảm.
Suy nghĩ tiêu cực: Trầm cảm tuổi dậy thì có thể được liên kết với cách suy nghĩ mình bất lực thay vì tìm giải pháp cho những thách thức của cuộc sống.
Một số lí do khác: Lạm dụng rượu bia, các chất gây nghiện; rối loạn tăng động giảm chú ý; đã từng là nạn nhân của bạo lực; bị các bệnh mãn tính như ung thư, hen suyễn, tiểu đường; rối loạn lưỡng cực, rối loạn lo âu…
Trầm cảm ở người trẻ nói chung và trầm cảm tuổi dậy thì nói riêng là một bệnh lý liên quan đến tâm trí và cơ thể. Nó có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Người bệnh có khó thể tự mình thoát khỏi trầm cảm. Chính vì thế khi thấy các triệu chứng tâm lý của chính mình hoặc bạn bè, người thân xung quanh, cần đi khám chuyên khoa sớm nhất để được điều trị bằng thuốc và các liệu pháp tâm lý phù hợp.
Nguồn : bau.vn