Trẻ bị bỏng bôi thuốc gì để vết thương mau lành và không để lại sẹo?

Trẻ bị bỏng là tình trạng có thể xảy ra bất cứ lúc nào nếu người lớn không để ý tới trẻ. Vì thế, ba mẹ cần trang bị đầy đủ các kĩ năng, kiến thức để xử lý nếu không may gặp phải trường hợp xấu này. Vậy trẻ bị bỏng bôi thuốc gì là tốt nhất, đảm bảo không để lại sẹo?

Bỏng bô xe máy, bỏng nước sôi… là những dạng bỏng thường gặp ở trẻ. Bước đầu tiên quan trọng nhất là bố mẹ cần hạ nhiệt cho vết thương, hạn chế các tổn thương khác. Tiếp theo, dựa và độ sâu của vết bỏng mà quyết định bôi thuốc gì để điều trị và tránh để lại sẹo cho con.

Đánh giá độ sâu của vết bỏng trên da bé

Trước khi đi tìm câu trả lời cho câu hỏi “Trẻ bị bỏng bôi thuốc gì?” thì ba mẹ cần hiểu sơ qua về độ sâu của các vết bỏng để có cách xử lý chuẩn nhất. Theo các bác sĩ chuyên khoa, bỏng được chia thành 3 dạng chính:

Cấp độ 1

Mẹ sẽ thấy da bé có dấu hiệu đỏ lên nhưng không hình thành bóng nước, nó chỉ ảnh hưởng ở lớp da nông nhất. Khi trẻ bị bỏng ở cấp độ 1 thì vết thương sẽ nhanh lành hơn, không để lại sẹo. Dạng bỏng này thường là bỏng nắng.

Cấp độ 2

Ở cấp độ 2 có thể do sơ ý chạm vào vật gây bỏng, da bị tổn thương sâu, nặng hơn. Nó sẽ xuất hiện phồng bọng nước gây đau rát, bất tiện, khó chịu trong các hoạt động thường ngày của bé.

Nếu bé bỏng trong trường hợp này thì mẹ không được chọc vỡ bọng nước vì có thể gây sẹo hoặc khiến vi khuẩn xâm nhập. Mặc dù vậy ba mẹ cũng đừng quá lo lắng, da tuy bị bỏng nặng nhưng ở cấp độ này da vẫn có thể tái tạo được nếu biết cách sơ cứu và điều trị đúng.

Cấp độ 3

Đây là cấp độ nguy hiểm, nặng nhất và sẽ hủy hoại toàn bộ độ dày của da bé. Nguyên nhân gây bỏng có thể do tiếp xúc với hơi nóng quá lâu, hoặc do hóa chất, điện. Dấu hiệu nhận biết rõ nhất là vết bỏng có màu trắng hoặc màu ngà, không còn cảm giác đau đớn vì các tế bào thần kinh cảm giác đã bị tê liệt. Khi trẻ bị bỏng ở mức độ này chắc chắn sẽ để lại sẹo mặc dù có được điều trị đúng cách.

Trẻ bị bỏng bôi thuốc gì là hiệu quả nhất?

Vậy trẻ bị bỏng bôi thuốc gì? Tùy theo từng mức độ mà mẹ có thể sơ cứu và điều trị dùng thuốc bôi tại nhà cho bé. Tuy nhiên, với cấp độ 3 thì mẹ cần đưa bé đi bệnh viện. Cụ thể như sau:

Thuốc sát trùng ngoài da cho bé

Thuốc sát trùng ngoài da rất cần thiết để xử lý vết bỏng cho trẻ khỏi bị nhiễm trùng. Mẹ nên sử dụng dung dịch sát trùng như: cetrimide, oxy già, chlor hexidine, povidone-iodine.

Ngoài ra, mẹ có thể dùng nha đam để điều trị cho bé bằng cách bôi gel nha đam hoặc cắt lá tươi thành từng đoạn, xẻ mỏng, áp nhẹ vào phần da bị bỏng của bé. Các thành phần trong nhựa cây nha đam sẽ giúp bé giảm đau và nhanh lành vết thương hơn.

Thuốc kháng sinh

Nếu bé bị bỏng nặng hơn, trước tiên mẹ cần sát khuẩn hàng ngày cho bé bằng nước muối sinh lý. Sau đó, sử dụng các loại thuốc kháng sinh để điều trị bỏng cho trẻ dưới dạng thuốc mỡ, kem mỡ chứa thành phần sulfadiazine bạc, neomycin,  polymycin.

Ngoài ra, mẹ có thể tham khảo thêm 1 số loại điều trị bỏng dạng kem có nguồn gốc tự nhiên như nghệ, rau má, mù u, nha đam… để điều trị bỏng hiệu quả.

Mẹ chú ý, mỗi lần bôi cần nhiều kem, nếu thấy sau khi thay băng, toàn bộ kem bôi lần trước dính vào băng, không còn động lên bề mặt vết bỏng thì thuốc dùng chưa đủ. Nếu thấy phần da phồng bỏng có lớp da màu đỏ phía dưới thì mẹ nên ngừng bôi thuốc cho con.

Một số lưu ý khi chăm sóc trẻ bị bỏng

Để xử lý an toàn, hiệu quả tình trạng bé bị bỏng, mẹ cần chú ý một vài điều sau:

  • Hướng dẫn bé chú ý an toàn với các đồ vật trong nhà có nguy cơ gây bỏng cho bé như xoong, nồi đang nấu trên bếp, phích nước nóng…
  • Luôn chuẩn bị đầy đủ chai xịt bỏng, thuốc mỡ đặc trị trong nhà để có thể sử dụng ngay lập tức khi cần.
  • Không tự ý dùng thuốc bôi lên vết bỏng của bé. Tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng thuốc phù hợp với từng mức độ bỏng khác nhau.

Trên đây là những thông tin giải đáp về thắc mắc trẻ bị bỏng bôi thuốc gì để nhanh lành vết thương, hạn chế sẹo. Trẻ nhỏ còn rất vô tư vui đùa, không nhận biết được nguy hiểm, do đó mẹ hãy chú ý luôn để mắt đến bé trong tầm an toàn nhất nhé.

Hồng Phúc

Nguồn: http://suckhoe24h.suckhoecongdongonline.vn/tre-bi-bong-boi-thuoc-gi-de-vet-thuong-mau-lanh-va-khong-de-lai-seo-a171803.html

Nguồn : bau.vn