Trẻ bị hăm tã, phải làm sao?

Nguyên nhân dẫn đến hăm tã ở trẻ Trẻ bị hăm tã là một tình huống cũng rất thường gặp ở vùng mông, bẹn của trẻ làm da bị đỏ và đau, rát. Các nguyên nhân gây ra thường là : Da trẻ bị dị ứng với chất liệu làm tã, hoặc với giấy ướt để lau, làm vệ sinh cho bé, hoặc với các hoá chất dùng tạo mùi thơm cho tã giấy. Nhiễm trùng hay nhiễm nấm cũng là nguyên nhân gây hăm tã ở trẻ. Nấm hay vi trùng ký sinh thường có ở da, không nguy hại nhưng khi da ẩm ướt, bị dơ do nước tiểu hay phân của trẻ thì nấm và vi trùng dễ phát triển, gây bệnh trên da, làm da đỏ, nổi nhiều mụn nhỏ, ngứa, rát khó chịu. Da quá nhạy cảm. Tã thô ráp chà xát lên vùng da nhạy cảm của bé. Hóa chất trong bột giặt và chất làm mềm vải có thể ảnh hưởng đến làn da nhạy cảm của bé. Một số loại xà phòng thơm và nước thơm cũng có thể gây kích thích cho da. Quần lót bằng nhựa có thể giữ cho quần […]

Nguyên nhân dẫn đến hăm tã ở trẻ

Trẻ bị hăm tã là một tình huống cũng rất thường gặp ở vùng mông, bẹn của trẻ làm da bị đỏ và đau, rát. Các nguyên nhân gây ra thường là :

  • Da trẻ bị dị ứng với chất liệu làm tã, hoặc với giấy ướt để lau, làm vệ sinh cho bé, hoặc với các hoá chất dùng tạo mùi thơm cho tã giấy.
  • Nhiễm trùng hay nhiễm nấm cũng là nguyên nhân gây hăm tã ở trẻ. Nấm hay vi trùng ký sinh thường có ở da, không nguy hại nhưng khi da ẩm ướt, bị dơ do nước tiểu hay phân của trẻ thì nấm và vi trùng dễ phát triển, gây bệnh trên da, làm da đỏ, nổi nhiều mụn nhỏ, ngứa, rát khó chịu.
  • Da quá nhạy cảm.
  • Tã thô ráp chà xát lên vùng da nhạy cảm của bé.
  • Hóa chất trong bột giặt và chất làm mềm vải có thể ảnh hưởng đến làn da nhạy cảm của bé. Một số loại xà phòng thơm và nước thơm cũng có thể gây kích thích cho da.
  • Quần lót bằng nhựa có thể giữ cho quần áo bé sạch và khô nhưng nó lại không thông thoáng và làm da của bé giữ ẩm, dẫn đến hăm tã.

Nguyên nhân trẻ bị hăm

Triệu chứng của hăm tã

  • Bé tỏ ra khó chịu, ngủ không thẳng giấc.
  • Phần da tiếp xúc với tã, bao gồm bộ phận sinh dục, các ngấn ở đùi và mông, nổi mẩn đỏ.
  • Phần da dị ứng có thể khô hoặc ướt.
  • Có thể xuất hiện những vết sưng hoặc mụn gây lở loét trên da.
  • Vùng da bị tổn thương sẽ rất đau và làm bé không cảm thấy dễ chịu nhất là khi nước tiểu tiếp xúc vào. Bé sẽ giật mình thường xuyên và đôi khi khóc thét lên.

Cách xử lý hăm tã ở trẻ

1. Chăm sóc da vùng đóng bỉm

  • Thay bỉm thường xuyên, giảm tối đa thời gian ướt mông và bẹn bé.
  • Mỗi ngày cần có vài tiếng không đóng bỉm (để thoáng).
  • Rửa mông đít với nước ấm và dung dịch vệ sinh có pH trung tính (như nhiều mẹ đã chia sẻ là Ceta-, Lacta-).
  • Nếu ở nhà sẵn nước ấm, hạn chế dùng giấy ướt. Dù là loại không cồn không mùi, nhưng methyl-iso-thiazolion trong khăn ướt có thể gây dị ứng. Ở Mỹ vẫn cho dùng, còn ở Anh là khuyên không nên dùng.

3. Bôi kem bảo vệ

  • Khi trẻ bị hăm tã, bôi kem trị hăm có tác dụng như là hàng rào che chở cho bờ mông trước bỉm.
  • Thuốc mỡ thì tốt hơn kem và lotion do kem và lotion có thể có chất tạo mùi và phụ gia. Nói chung là càng thuần tuý không màu không mùi càng tốt.
  • Các loại kem chứa kẽm oxid, petrolatum, lanolin, silicone oil có thể tìm mua tại các quầy dược mỹ phẩm.

Bôi kem hăm cho bé

  • Đắp dày.
  • Đắp mỗi lần thay tã (sau khi rửa sạch thấm khô).
  • Sau khi đắp thì phủ thêm một lớp Vaseline để chống dính vào bỉm.
  • Tuỳ mức độ, các bác sĩ sẽ kê thêm kem bôi hydrocortisone hoặc chống nấm hoặc kem kháng sinh.

2. Chọn loại bỉm

  • Sử dụng bỉm nguyên tem mác, hãng uy tín.
  • Bỉm dùng một lần thì tốt hơn.
  • Bỉm hay tã đều được, miễn là thay thường xuyên được.

Nguồn : Sức khỏe cộng đồng