Trẻ bị thiếu máu não và những thực phẩm cực tốt cho con

Thiếu máu não nên ăn gì để khắc phục hậu quả tức thì và góp phần điều dưỡng cho cơ thể bé cưng của bạn? Hãy cùng Bau.vn đi tìm hiểu ngay

Bị thiếu máu não nên ăn gì là câu hỏi của nhiều bậc phụ huynh quan tâm để con có chế độ dinh dưỡng tốt nhất cho sức khỏe. Thật vậy, việc ăn uống luôn gắn với tình trạng cụ thể của bé.

Thiếu máu não là tình trạng xảy ra khi não bị tổn thương do giảm lưu lượng máu. Về cơ bản, não đang bị bỏ đói vì thiếu dòng máu cần thiết. Thiếu máu não rất hiếm gặp ở trẻ em và trẻ nhỏ, tuy vậy tình trạng này vẫn có thể xảy ra. Nguyên nhân thì có rất nhiều.

Bên cạnh những trường hợp chưa xác định được căn nguyên, một số bệnh lý gây tình trạng thiếu máu lên não gồm xơ vữa động mạch, thoái hóa đốt sống cổ, máu đông gây cản trở dòng tuần hoàn máu, chèn ép thành động mạch từ phía ngoài, dị tật bẩm sinh, co mạch máu…

Các triệu chứng của bệnh thiếu máu não ở trẻ nhỏ

Như đã nói ở trên, về cơ bản, bệnh thiếu máu não là do não đang bị bỏ đói. Não bắt đầu ngừng hoạt động ở khu vực bị ảnh hưởng. Một số triệu chứng có thể liên quan đến vị trí thiếu máu cục bộ trong não, nhưng nhìn chung các triệu chứng bao gồm mù một mắt, hoa mắt hoặc chóng mặt, mất phối hợp và yếu.

Trẻ có thể yếu ở một cánh tay hoặc chân, ở một bên của cơ thể hoặc ở cả hai bên cơ thể. Khi thiếu máu cục bộ não xảy ra với trẻ nhỏ, các triệu chứng có thể khó xác định hơn vì trẻ nhỏ chưa hoặc không thể giao tiếp hiệu quả. Trẻ có thể bị hôn mê, mất ý thức, mất cử động ở các chi… Thậm chí có trẻ còn bị co giật, do thiếu máu cục bộ không được điều trị.

Phòng ngừa bệnh thiếu máu não ở trẻ nhỏ

  • Bạn nên lên thời khóa biểu cho trẻ thời gian chơi và nghỉ ngơi hợp lý.
  • Bạn cũng nên nhớ giữ lịch khám sức khỏe định kỳ để sàng lọc và phát hiện sớm bệnh lý cho trẻ nhỏ.
  • Đặc biệt, chế độ ăn chính là một cách quan trọng để giúp bạn phòng ngừa thiếu máu não ở trẻ nhỏ. Hãy xây dựng một chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng, với sự kết hợp của cả thực vật lẫn động vật.
  • Trước hết là thực đơn phải cung cấp các chất tham gia tạo máu như chất đạm, sắt, vitamin C, magie, folat, vitamin B12…
  • Thực phẩm giàu omega 3 như cá hồi, cá tuyết, cá trích, cá mòi, tảo biển… Thực phẩm giàu polyphenols như đậu, hạt, trà, ca cao…
  • Thực phẩm giàu nitrate gồm rau diếp (xà lách), rau chân vịt (bó xôi)…

Cha mẹ cũng cần hạn chế các loại thực phẩm như mỡ động vật, thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn, phụ gia thực phẩm… Đây chỉ là những dưỡng chất cần có mặt trong thực đơn, còn cụ thể hơn, những loại thực phẩm nào để trả lời cho câu hỏi trẻ nhỏ bị thiếu máu não nên ăn gì, mời bạn đọc tiếp phần dưới đây.

Trẻ nhỏ nên ăn gì để khắc phục tình trạng này?

Có rất nhiều thực phẩm tốt cải thiện tuần hoàn não. Tùy vào độ tuổi, bạn có thể cân nhắc lựa chọn những nguyên liệu sau để trả lời cho câu hỏi trẻ nhỏ bị thiếu máu não nên ăn gì.

  • Thịt bò: Giàu đạm, sắt, vitamin B2, B6 và B12, giúp thúc đẩy quá trình tái tạo hồng cầu, cung cấp oxy cho các tế bào của cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện tuần hoàn não.
  • Cá hồi: Giàu axit béo không no, các khoáng chất như kali, canxi, kẽm, phốt pho và các vitamin A, B6, B12, D… tốt cho hoạt động của não bộ.
  • Hải sản: Giàu kẽm, sắt, vitamin B12 và các axit amin giúp cơ thể sản sinh hồng cầu, chống mệt mỏi, căng thẳng, tăng cường sức đề kháng… Chính vì thế, bổ sung hải sản trong chế độ dinh dưỡng sẽ giúp máu lưu thông tốt cũng như cung cấp oxy cho não bộ, cải thiện tuần hoàn não.
  • Lòng đỏ trứng gà: Giàu đạm, canxi, sắt, phốt pho cùng nhiều loại vitamin là những thành phần tham gia vào quá trình tạo máu.
  • Rau chân vịt (bó xôi): Loại rau này tiêu biểu của nhóm rau xanh vì chúng giàu chất sắt, vitamin B12 và axit folic. Rau bó xôi cũng giúp thúc đẩy quá trình tái tạo hồng cầu, cung cấp oxy cho các tế bào của cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện tuần hoàn não.
  • Bông cải xanh, rau cần tây, cà-rốt: Chứa nhiều axit amin, sắt, kẽm và nhiều loại vitamin như vitamin A, C giúp tăng tuần hoàn máu, tăng cường trao đổi chất và lưu thông máu hiệu quả.
  • Lựu, mận, dâu tây và quả mâm xôi: Giàu sắt, canxi, magie, vitamin C… có vai trò chống oxy hóa và tăng hấp thu sắt, tham gia tạo máu. Dâu tây và quả mâm xôi lại giàu folate, carbohydrate, kẽm, chất xơ, chứa hàm lượng vitamin C và chất chống oxy hóa cao, giúp cơ thể tăng cường khả năng hấp thụ sắt và tăng cường miễn dịch.
  • Nho đen khô: Chứa hàm lượng vitamin C và sắt cao giúp tăng cường khả năng hấp thụ sắt, từ đó làm tăng hemoglobin tạo máu, cải thiện tuần hoàn não.

Trẻ nhỏ bị thiếu máu não nên ăn gì đã được giải đáp rồi phải không nào. Tuy vậy, đừng để khi con bị bệnh rồi bạn mới xây dựng cho con một thực đơn hợp lý nhé, hãy bắt đầu ngay bây giờ, khi con khỏe mạnh nhé bạn.

Nguồn : bau.vn

  • Giao tiếp cảm xúc: Phương pháp chuyên gia khuyên dùng để nuôi dưỡng sự gắn kết với con

    Trong hành trình nuôi dạy con, giao tiếp không đơn thuần là trao đổi thông tin mà còn là sợi dây kết nối cảm xúc giữa cha mẹ và con cái. Nhiều bậc phụ huynh thường than phiền: “Con không chịu nói chuyện với mình”, “Con chỉ thích nói chuyện với bạn bè”... Nhưng ít ai biết rằng, để trẻ mở lòng, điều quan trọng không nằm ở việc hỏi, mà ở cách chúng ta lắng nghe.Dưới đây là những bí quyết vàng từ các chuyên gia tâm lý – giáo dục giúp cha mẹ giao tiếp với con hiệu quả và đầy yêu thương:
  • 3 điều cha mẹ nên giữ lại cho mình để con lớn lên hạnh phúc

    Tình yêu thương con cái là bản năng tự nhiên của cha mẹ. Tuy nhiên, không phải lúc nào sự chia sẻ toàn bộ cảm xúc, lo toan hay áp lực cũng là điều tốt. Cha mẹ thông minh là những người biết giữ lại một phần cho riêng mình, để bảo vệ tuổi thơ và tâm hồn non nớt của con. Dưới đây là 3 điều cha mẹ nên "giấu" con, không phải vì thiếu trung thực, mà là để yêu thương con một cách trưởng thành và lành mạnh hơn.
  • Sự "tàn nhẫn" đầy yêu thương: Cách dạy con khiến trẻ trưởng thành vượt trội

    Trong tình yêu thương vô bờ dành cho con, nhiều bậc cha mẹ luôn cố gắng bảo vệ con khỏi mọi va vấp và tổn thương. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia giáo dục hiện đại, sự “tàn nhẫn” có chọn lọc của cha mẹ trong cách dạy con lại có thể là bước ngoặt giúp trẻ trưởng thành và thành công hơn trong tương lai.Vậy “tàn nhẫn” ở đây có nghĩa là gì? Và tại sao điều tưởng như đi ngược với bản năng làm cha mẹ này lại trở thành một bí quyết giáo dục đáng suy ngẫm?
  • Đậu nành – “thực phẩm vàng” hay nguy cơ tiềm ẩn cho trẻ?

    Đậu nành từ lâu đã được biết đến là một thực phẩm giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe tim mạch, nội tiết và làn da. Tuy nhiên, khi nói đến trẻ em – đối tượng có hệ tiêu hóa và nội tiết chưa hoàn thiện – nhiều bậc cha mẹ băn khoăn: Liệu ăn đậu nành có thực sự tốt cho trẻ? Có ảnh hưởng gì đến sự phát triển sinh lý hay không? Hãy cùng tìm hiểu sự thật qua bài viết dưới đây.
  • Kỳ nghỉ hè an toàn, năng động cho bé: 6 điều cha mẹ cần làm

    Kỳ nghỉ hè là khoảng thời gian các bé được tạm rời sách vở, thỏa sức vui chơi và khám phá thế giới xung quanh. Tuy nhiên, không ít bậc phụ huynh băn khoăn làm sao để con có những ngày hè thật sự bổ ích, vừa khỏe mạnh, vừa tránh xa các thiết bị điện tử. Dưới đây là 6 mẹo đơn giản nhưng hiệu quả giúp trẻ năng động, khỏe mạnh và tràn đầy năng lượng trong suốt mùa hè.
  • Làm thế nào để biết con bạn có khả năng phát triển vượt trội

    Để nhận ra tiềm năng phát triển vượt trội ở trẻ, cha mẹ có thể dựa vào một số quan sát tinh tế và tín hiệu sớm dưới đây: