Trẻ bị tim bẩm sinh nên ăn gì? Chế độ ăn cho trẻ bị tim bẩm sinh theo từng độ tuổi

Đối với trẻ bệnh tim bẩm sinh, việc quan tâm đến chế độ dinh dưỡng là điều rất cần thiết cho trẻ. Điều này sẽ giúp con có thể sống khỏe mạnh và phát triển bình thường.

Trẻ bị tim bẩm sinh nên ăn gì?

Tình trạng suy dinh dưỡng rất thường xuyên xảy ra ở trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh bởi bé có nhu cầu năng lượng cao hơn bình thường, trong khi sự hấp thu lại bị giảm. Nguyên nhân là do trẻ thở nhanh và mệt mỏi dẫn đến tình trạng biếng ăn, bú kém, đồng thời trẻ sẽ hấp thu dưỡng chất kém vì hệ tiêu hóa trẻ yếu. Vì vậy, khi chăm sóc bé, bố mẹ cần phải rất kiên nhẫn và cẩn thận, để đảm bảo cung cấp đủ nhu cầu dinh dưỡng cho bé phát triển.

Nuôi bằng sữa mẹ hoặc bổ sung thêm sữa bột đều tốt cho trẻ bị tim bẩm sinh nhưng cần linh hoạt trong phương pháp và thời điểm cho ăn, một số trường hợp đặc biệt còn cần phải đặt sonde dạ dày từ mũi để cho ăn qua đường này. Trẻ bị tim bẩm sinh thường cần tăng bữa ăn, cho trẻ ăn thành từng bữa nhỏ khoảng mỗi 2 giờ sẽ tốt cho trẻ hơn là cho trẻ ăn một bữa lớn kéo dài khiến trẻ mệt mỏi.

Trẻ bị tim bẩm sinh

Trẻ bị tim bẩm sinh được nuôi bằng sữa mẹ vẫn là tốt nhất. Sau khi sinh có thể trẻ cần được điều trị ở khu vực đặc biệt nên mẹ cần vắt sữa trong vòng 12-24 giờ đầu sau sinh để duy trì lượng sữa của mình. Việc duy trì sự tiết sữa của mẹ rất quan trọng, trong tuần đầu tiên có thể vắt mỗi 2-3 giờ cho đến khi lượng sữa tiết ổn định thì giảm xuống 4-5 lần mỗi ngày.

Khi trẻ lớn hơn, thành phần dinh dưỡng của trẻ cần nhu cầu năng lượng cao hơn trẻ bình thường khoảng 120-170 kcal/kg/ngày. Vì vậy phụ huynh cần sử dụng sữa thực phẩm giàu năng lượng có bổ sung đường, đạm và protein, bổ sung sắt khi có thiếu máu và vitamin khi có chỉ định.

Chế độ ăn cho trẻ bị tim bẩm sinh theo từng độ tuổi

1. Đối với trẻ dưới 6 tháng:

  • Tốt nhất nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn, bất cứ khi nào trẻ muốn vào cả ngày lẫn đêm, ít nhất 8 lần/ngày.
  • Trẻ từ 4-6 tháng tuổi có thể cho ăn thêm nhưng chỉ khi thấy trẻ vẫn còn đói sau mỗi lần bú hoặc không tăng cân như bình thường. Có thể cho trẻ tập ăn dặm từ 1-2 bữa bột từ loãng tới đặc dần với đầy đủ chất như bột của trẻ 6-12 tháng tuổi.
  • Khi cho trẻ bú cần chú ý nâng cao đầu trẻ lên để tránh nôn, sặc sữa. Không cho trẻ bú hoặc ăn quá no vì trẻ mắc tim bẩm sinh thường khó tiêu hóa nên dễ bị nôn.

Cần đảm bảo cung cấp đủ nhu cầu dinh dưỡng cho bé phát triển.

2. Đối với trẻ từ 6-12 tháng tuổi:

  • Trẻ vẫn cần được bú mẹ cả ngày lẫn đêm bất cứ khi nào trẻ muốn.
  • Các thức ăn dặm của trẻ cần giàu dinh dưỡng và đầy đủ thành phần.
  • Cho trẻ ăn dặm 3 bữa mỗi ngày khi còn bú mẹ và 5 bữa mỗi ngày nếu đã ngừng bú, mỗi bữa khoảng 1 bát con các thức ăn này.
  • Bổ sung thêm cho trẻ các loại hoa quả có sẵn ở địa phương như chuối, đu đủ, cam, xoài,…

3. Đối với trẻ từ 12 tháng tuổi đến 2 tuổi:

  • Vẫn cho trẻ bú mẹ bất cứ lúc nào trẻ muốn.
  • Trẻ được cho ăn dặm 3-5 bữa mỗi ngày, mỗi bữa khoảng 1 bát rưỡi các thức ăn với đầy đủ thành phần dinh dưỡng.
  • Cho trẻ ăn thêm trái cây, hoa quả.
  • Không cho trẻ bú bình mà cho uống thìa hoặc cốc.

4. Đối với trẻ từ 2 tuổi trở lên:

  • Cho trẻ ăn 3 bữa ăn cùng với gia đình với các thức ăn đầy đủ thành phần và chất dinh dưỡng, xen giữa có thể là các bữa phụ với sữa, bánh, phở, mì, cháo,…
  • Bổ sung thêm trái cây, hoa quả vào bữa ăn của trẻ.

Nguồn : bau.vn

  • "Bật mí" công dụng tuyệt vời của trà gừng với sức khỏe

    Có rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng trà gừng rất giàu hợp chất hoạt tính sinh học gọi là gingerols và shogaols có nhiều lợi ích cho sức khỏe.
  • Một ngày cơ thể của chúng ta cần bao nhiêu chất xơ ?

    Theo khuyến nghị của Viện Dinh dưỡng Quốc gia và Hiệp hội Dinh dưỡng Hoa Kỳ (ADA),cơ thể con người cần một lượng chất xơ nhất định mỗi ngày để hỗ trợ tiêu hóa, kiểm soát đường huyết và duy trì sức khỏe tim mạch. Tuy nhiên, việc bổ sung chất xơ cần thực hiện từ từ, kết hợp với uống đủ nước để tránh các vấn đề về tiêu hóa như đầy hơi hay táo bón.
  • Bật mí công dụng tuyệt vời của quả la hán

    Bác sĩ Nguyễn Thùy Ngân, Viện Nghiên cứu phát triển y dược cổ truyền Việt Nam, cho biết quả la hán (còn được gọi là la hán quả) từ lâu đã được coi là "quả trường thọ", nhờ hàm lượng chất chống oxy hóa cao và tác dụng chống viêm.
  • Muốn gan khỏe mạnh đừng bỏ qua những loại đồ uống sau

    Gan là cơ quan quan trọng giúp thanh lọc cơ thể, đào thải độc tố và hỗ trợ tiêu hóa.Tuy nhiên, gan thường xuyên phải làm việc quá tải do chế độ ăn uống kém lành mạnh và căng thẳng.Để cải thiện sức khỏe gan, mọi người hãy thường xuyên dùng các loại thức uống lành mạnh sau:
  • Người giảm cân không nên ăn nhiều 5 loại trái cây này

    Chuyên gia Janie Bowring khuyến cáo không nên ăn nhiều chuối, nho hay dứa, những loại trái cây chứa nhiều đường khi cần giảm cân.
  • Công thức nước ép dứa đơn giản nhưng hỗ trợ giảm cân hiệu quả

    Dứa là một loại trái cây giàu bromelain, một enzyme có khả năng phân hủy protein và hỗ trợ quá trình tiêu hóa.Vậy nên,cùng với chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh, nước ép dứa có thể giúp kiểm soát cơn đói, hạn chế cảm giác thèm ăn, từ đó thúc đẩy giảm cân hiệu quả.