Trẻ chậm nói cha mẹ cần làm gì để động viên con?

Nhiều cha mẹ sốt ruột khi thấy trẻ chậm nói, dù đã 3-4 tuổi nhưng chỉ bập bẹ nói vài từ, không nói được một câu hoàn chỉnh

Khi trẻ đã đến tuổi biết đi, biết nói nhưng chưa thể thực hiện được khả năng đó khiến không ít bậc phụ huynh lo lắng. Đặc biệt, đối với trẻ chậm nói bố mẹ càng sốt sắng hơn vì lo sợ ảnh hưởng đến việc diễn đạt ngôn từ về sau. Tuy nhiên, bạn đừng quá lo lắng vì đã có Bau.vn bên cạnh giải quyết vấn đề này cùng bạn.

Nếu không phát hiện sớm tình trạng trẻ chậm nói thì hậu quả như thế nào?

Các nghiên cứu cho rằng nếu độ tuổi từ 2-4 mà trẻ không có khả năng nói trong tương lai thì chúng có thể phát triển theo các hướng sau:

  • Khoảng 20-30% trẻ sẽ hoàn toàn không tự khắc phục được chứng chậm phát triển ngôn ngữ của mình. Những em bé này sẽ gặp khó khăn về giao tiếp ngôn ngữ sau này. Vì thế, những đứa trẻ này cần được phát hiện và can thiệp sớm để cải thiện khả năng giao tiếp và ngôn ngữ, đọc, viết.
  • Còn lại, có khoảng 70-80% trẻ chậm nói đến thời điểm nhất định sẽ bắt kịp các bạn cùng trang lứa trong khoảng thời gian đi học. Bé sẽ cải thiện kỹ năng nói, phát âm của mình nhờ môi trường học và được tiếp xúc với bạn bè.

Trẻ chậm nói sẽ gặp một số vấn đề ngôn ngữ như đọc viết, trẻ sẽ khó am hiểu từ vựng, ngữ pháp và khó phát âm theo những quy tắc chung. Điều đáng lưu ý hơn là những hạn chế này có thể kéo dài cho đến khi trẻ đến tuổi vị thành niên.

Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng não của những đứa trẻ từ 3-5 tuổi chậm nói không thể xử lý thông tin mà chúng nghe được một cách dễ dàng như đứa trẻ khác. Do đó, chứng chậm nói có thể cản trở sự phát triển ngôn ngữ và khả năng đọc viết của các con sau này.

Bố mẹ cần làm gì khi trẻ chậm nói?

1. Bố mẹ hãy trò chuyện cùng con

Nếu con bạn là trẻ chậm nói, bạn cần tích cực bên cạnh trò chuyện cùng con để giác quan của trẻ được hoạt động. Bên cạnh đó, khi trò chuyện cùng bạn, trẻ sẽ học được thêm nhiều từ vựng khi nghe bạn nói. Hãy cố gắng sử dụng nhiều từ đơn nghĩa, dễ hiểu, câu ngắn để con nắm bắt và bắt chước một cách từ từ.

Đặc biệt, bạn nên chỉnh sửa những từ con bị nói ngọng hoặc chưa hiểu nghĩa một cách thường xuyên. Việc này không chỉ kích thích sự rèn luyện tiềm thức mà còn giúp trẻ nhớ lâu hơn. Ví dụ, nếu trẻ chưa biết nói hoặc chỉ nói được một từ một lần, bạn nên dạy con bằng cách ghép các từ đơn lẻ thành cụm từ có nghĩa để dễ nhớ.

Quan trọng, bạn cần có sự kiên nhẫn và khéo léo, không nên nóng vội mà bắt ép học quá nhiều sẽ tạo tâm lý lo sợ và áp lực cho trẻ. Từ đó, trẻ sẽ sợ nói hơn.

2. Kết hợp với ngôn ngữ cơ thể

Đối với trẻ chậm nói, bạn nên kết hợp ngôn ngữ với động tác diễn tả để con tưởng tượng và cảm nhận tốt hơn. Vì bé gặp khó khăn về cảm nhận ngôn nhưng nhưng không có trở ngại về tư duy trí não nên bạn có thể kết hợp hỗ trợ.

Thực tế cho thấy, ngôn ngữ ký hiệu đóng vai trò như công cụ tuyệt vời để khiến trẻ nói hoặc nói nhiều hơn. Một khi học được sức mạnh của ngôn ngữ cơ thể, con sẽ cố gắng giao tiếp nhiều hơn vì đó là cách đơn giản để bày tỏ ý niệm, cảm xúc của bản thân.

Bạn hãy ở bên cạnh động viên, sát cánh cùng con thay vì ép buộc con quá nhiều. Tâm lý, tinh thần ảnh hưởng rất nhiều đến việc con học nói nhanh hay không. Hãy bên cạnh con như người bạn để con không thấy lạc lõng, ba mẹ nhé!

 

Nguồn : bau.vn